Tòa nhà văn phòng cần lập các loại hồ sơ môi trường nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Bà Thủy là chủ đầu tư của dự án A đang xây dựng tòa nhà văn phòng với quy mô 15 tầng với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng. Vậy với đối tượng này thì bà Thủy có cần phải thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường không? Nếu có thì thủ tục cần chuẩn bị những gì? Và căn cứ vào đâu? Đối với trường hợp này, Hợp Nhất sẽ giải đáp một số thông tin về hồ sơ môi trường tòa nhà.

1. Làm thế nào xác định nhóm dự án theo quy định?
Các căn cứ pháp lý quan trọng:
- Luật đầu tư công số 39/2019/QH14;
- Luật bảo vệ môi trường 2020;
- Hướng dẫn thi hành Luật BVMT quy định trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
Với thông tin quy mô 15 tầng với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỷ đồng thì dự án của bà Thủy sẽ thuộc:
- Căn cứ theo Khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư công 2019 thì dự án A được phân loại thành dự án nhóm B;
- Căn cứ theo Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án tòa nhà này thuộc dự án đầu tư Nhóm II (nguy cơ tác động xấu đến môi trường).

2. Các thủ tục HSMT cho tòa nhà văn phòng
Sau khi xác định thuộc dự án nhóm B (Luật đầu tư công) và dự án đầu tư Nhóm II (Luật BVMT 2020) thì tòa nhà này phải lập ĐTM và giấy phép môi trường.
2.1. Đối với việc lập ĐTM
- Xác định đối tượng theo Điều 30 của Luật BVMT 2020: áp dụng với dự án Nhóm I và Nhóm II.
- Thời điểm thực hiện: tiến hành đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.
- Nội dung báo cáo thực hiện theo Khoản 1 Điều 32 của Luật BVMT.
- Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM: không quá 45 ngày (dự án nhóm I) và không quá 30 ngày (dự án nhóm II).
.jpg)
2.2. Đối với giấy phép môi trường
- Xác định đối tượng theo Điều 39 của Luật BVMT: áp dụng với dự án đầu tư Nhóm I, II và III có phát sinh chất thải.
- Thời hạn của giấy phép: 7 năm (dự án Nhóm I); 7 năm với dự án hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực và 10 năm đối với các dự án còn lại.
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường gồm Bộ TNMT; Bộ Quốc phòng; Bộ công an; UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Hồ sơ cấp giấy phép gồm đề nghị cấp GPMT, báo cáo ĐTM, quy hoạch BVMT, quy chuẩn môi trường,…
- Thời điểm cấp giấy phép: trước khi dự án vận hành thử nghiệm, điều chỉnh giấy phép xây dựng,… (quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật BVMT 2020).
- Thời hạn cấp GPMT: không quá 45 ngày (Bộ TNMT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và không quá 30 ngày (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện).

Như vậy, với trường hợp xây dựng tòa nhà văn phòng, khu nhà ở để xác định việc lập loại hồ sơ môi trường nào bạn cần đối chiếu và xem xét ở nhiều căn cứ khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình, công suất hay chi phí đầu tư sẽ quyết định đến loại HSMT mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Vì thế, nếu như bạn cần tư vấn thêm thông tin chi tiết hơn hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo nội dung và hình ảnh từ các nguồn sau:
1. Tài liệu Bộ phận Kinh doanh - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
2. Tổng hợp Internet.