Chỉ thị của Tổng cục Môi trường về kiểm soát ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Với tình hình suy thoái môi trường như hiện nay, công tác kiểm soát nguồn thải từ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết. Các cấp chính quyền kiên quyết không cấp phép đối với những dự án có loại hình công nghệ lạc hậu, dễ gây ô nhiễm và đặc biệt dự án tác động đến hệ sinh thái hoặc rừng tự nhiên của Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch kiểm soát những nguồn thải lớn
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, Tổng cục môi trường tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường đảm bảo an toàn về môi trường. Một số lĩnh vực giám sát như quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy, xử lý chất thải lọc hóa dầu, cơ sở khai thác khoáng sản, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt.
Mục tiêu trong năm 2020 này, Tổng cục kiến quyết đẩy mạnh việc kiểm soát các dự án, nguồn thải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường, tích cực, chủ động để phối hợp cùng các bộ, ngành địa phương thực hiện kiểm tra, khắc phục, xử lý các điểm nóng về môi trường. Đây cũng là những hoạt động thiết thực tạo được sự đồng thuận và ủng hộ từ cộng đồng, dư luận.
Đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai nhiều hoạt động đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đánh giá triển khai kế hoạch xử lý môi trường triệt để các cơ sở gây ô nhiễm từ năm 2020 và định hướng trong tương lai. Trên phạm vi cả hiện có hơn 123/435 cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng. Các căn cứ này được thực hiện theo quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg chưa hoàn thành xử lý triệt để (giảm đến 24 cơ sở so với cùng kỳ năm 2019).
Đề xuất phương án ứng phó, khắc phục ô nhiễm
Xây dựng kế hoạch đẩy nhanh tiến độ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm vì hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt đẩy mạnh hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin tại các “điểm nóng” ô nhiễm.
Liên quan đến nhiệm vụ lần này, Tổng cục phối hợp tốt với những cơ quan chuyên môn để xác minh, xử lý hàng chục thông tin phản ánh về tình trạng ô nhiễm. Điển hình như thông tin các công ty chưa xử lý nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó các đơn vị phải xây dựng đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh từ các cá nhân, tổ chức. Với sự chủ động này, Tổng cục mới dễ dàng xác định được vị trí để kiểm soát và quản lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm lan rộng.
Phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT
Trong những giai đoạn tiếp theo, Tổng cục cũng sẽ đôn đốc, tăng cường kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chương trình trong lĩnh vực môi trường và đôn đốc hình thành tiến độ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá môi trường chiến lược và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phải kiên quyết không cấp phép đối với dự án có công nghệ gây ô nhiễm môi trường, dự án có tác động mạnh đến sinh thái và sự đa dạng sinh học. Cần tăng cường năng lực quan trắc và cảnh báo tại các khu vực kinh tế trọng điểm, khu tập trung nhiều nguồn thải ô nhiễm và khu vực nhạy cảm về môi trường. Tăng cường việc đẩy nhanh xây dựng đồng bộ hệ thống nhiều cơ sở dữ liệu về môi trường.
Và để ngăn chặn những nguy cơ gây ô nhiễm, Tổng cục cần thực hiện tốt việc ngăn chặn những nguy cơ, thường xuyên thanh, kiểm tra đột xuất. Mỗi địa phương cần ban hành nhiều quy định cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có tính răn đe mạnh. Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc, chồng chéo hoặc hạn chế của một số quyết định, quy định của Nhà nước về lĩnh vực BVMT.