Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải PLC
Đã kiểm duyệt nội dung
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã hỗ trợ cho các hoạt động của con người rất nhiều. Trong đó, hệ thống xử lý nước thải PLC (hay còn gọi là tủ điện điều khiển PLC) là một ví dụ điển hình, chúng được lập trình để tự động hóa. Vậy hệ thống này là gì, nguyên tắc hoạt động ra sao?
1. Hệ thống xử lý nước thải PLC là gì?
PLC là từ viết tắt của tên tiếng Anh: Programmable Logic Controller là bộ điều khiển Logic có thể lập trình. Nếu như những bộ điều khiển thông thường chỉ có một thuật toán để điều khiển thì PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển do người dùng viết (qua ngôn ngữ lập trình). Vì vậy, PLC cho phép chúng ta linh hoạt điều khiển theo ý muốn.
Hệ thống xử lý nước thải PLC hay còn gọi là tủ điều khiển lập trình, nó điều hành hệ thống xử lý nước thải tự động theo yêu cầu như điều khiển, đo lường các thiết bị như van điều khiển, máy thổi khí, máy bơm, máy khuấy, nhiệt độ, áp suất nước, độ pH, DO, v…. giúp cho hệ thống được hoạt động liên tục, bình thường.
Trong vận hành hệ thống xử lý nước thải và cả khí thải, tủ điện PLC được ví như “bộ não”, nó giúp động hóa một phần hoặc toàn bộ quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, tiết kiệm nhân công và nâng cao năng suất.
Tủ điện điều khiển PLC được sử dụng để phục vụ cho các trạm xử lý nước thải, được kết nối với màn hình nên người vận hành có thể dễ dàng vận hành và giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải 24/24.
2. Cấu tạo của hệ thống xử lý nước thải PLC
Hệ thống xử lý nước thải PLC (tủ điện điều khiển PLC) được cấu tạo gồm các bộ phận:
- Thiết bị PLC: Đây là phần quan trọng nhất của hệ thống, hiển thị tất cả các chương trình hoạt động trong hệ thống.
- Bộ điều khiển (công tắc điều khiển như nút ON, OFF dùng để mở động cơ, máy bơm, mô tơ,…)
- Các thiết bị khác: Bộ biến tần, cáp điện, bộ nguồn, thiết bị kết nối từ xa, máy biến áp, các rơ le, v.v…
Kích thước tủ và chất liệu vỏ tủ điện điều khiển PLC có thể được thiết kế linh hoạt theo yêu cầu như chất liệu bằng thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ chống thấm.
Ngoài chức năng điều khiển tự động, tủ điện PLC còn có thể được kết nối với hệ thống giám sát, điều khiển từ xa (SCADA) để điều khiển, giám sát động cơ và các bơm. Đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực nguy hiểm như các ngành công nghiệp hầm lò, hóa chất.
3. Ưu điểm của tủ điện PLC
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của tủ điện PLC:
- Được lập trình theo ý muốn nên có thể thay đổi chương trình cho phù hợp.
- Đáp ứng yêu cầu công nghệ và thời gian thực.
- Đo lường, điều khiển chính xác, tiết kiệm chi phí hóa chất cho người dùng.
- Có thể thực hiện các thuật toán phức tạp với độ chính xác cao.
- Mạch điện được thiết kế gọn nhẹ nên thuận tiện cho việc bảo trì, sửa chữa.
- Cấu trúc dạng module, người sử dụng dễ dàng lắp đặt và thay thế, mở rộng đầu vào.
- Khả năng bảo mật cao, kịp thời hiển thị các cảnh báo.
- Thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, đáp ứng theo tiêu chuẩn công nghiệp.
- Dễ dàng trong việc vận hành, bảo trì, sửa chữa.
4. Ứng dụng của hệ thống xử lý nước thải PLC
Hệ thống xử lý nước thải PLC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các máy công nghiệp tại các khu vực điều khiển của quy trình sản xuất như điều khiển băng tải trong dây chuyền sản xuất, chế biến. Ngoài ra, tủ điện điều khiển còn được lắp ở nhiều nơi khác như các tòa cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư, bệnh viện, trường học, sân bay, các nhà xưởng công nghiệp.
Trên đây là những thông tin về hệ thống xử lý nước thải PLC. Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải PLC người ta hết sức cẩn thận và tỉ mỉ, bởi nếu xảy ra sai sót thì khi lắp đặt có thể phải làm lại toàn bộ từ đầu.
Quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải áp dụng công nghệ tủ điện PLC có thể liên hệ công ty xử lý nước thải Hợp Nhất để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan: hệ thống xử lý nước thải tự động