Top 3 công nghệ xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước nhiễm mặn phát sinh chủ yếu từ các ngành sản xuất. Nhưng việc lọc và cô đặc lại tạo ra nhiều chất thải không mong muốn. Chúng rất khó xử lý để tái sử dụng và thường gây hại cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Bài viết hôm nay sẽ tổng quan về loại nước nhiễm mặn và công nghệ nào thường được sử dụng để xử lý chúng.
Một số nguồn phát sinh nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn cũng tập trung tổng chất rắn hòa tan (TDS) như dòng chất thải trong quy trình sản xuất hóa chất, thành phần và độ tinh khiết rất phức tạp. Một số nguồn phát sinh nước nhiễm mặn của các ngành công nghiệp như:
- Tháp giải nhiệt và nước thải lò hơi.
- Nước sản xuất từ khai thác dầu và khí tự nhiên.
- Chất thải nhà máy hóa chất
- Nước thải từ mỏ và đá axit.
- Nước thải từ quá trình bảo quản thực phẩm.
- Chất thải khử muối từ quá trình tạo nước uống.
- Nước chảy tràn.
Các công nghệ thường dùng để xử lý nước nhiễm mặn
Công nghệ lọc màng trong xử lý nước nhiễm mặn
Đây là phương pháp xử lý nước thải hiệu quả về chi phí xử lý nước nhiễm mặn nên lọc màng vẫn được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp khác. Để xử lý nước mặn, người ta thường thấy hệ thống sẽ bắt đầu với siêu lọc (UF) và kết thúc bằng thẩm thấu ngược (RO).
Khi UF được sử dụng trước RO nó giúp loại có nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau, đồng thời giúp bảo vệ màng lọc ở hạ lưu không bị mài mòn và bám bẩn. Màng UF có kích thước từ 0,001 – 0,1 micron giúp loại bỏ nhiều tác nhân ô nhiễm toàn diện hơn so với một số loại màng khác. Mặc khác, UF còn giữ lại cho nguồn nước nhiều ion và hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp. Nên UF lý tưởng để loại bỏ các hạt mịn như protein, silica và hạt phù sa.
Tiếp theo, nước sẽ đi qua hệ thống RO với màng lọc bán thấm loại bỏ các ion và hạt keo ra khỏi dòng chất lỏng có kích thước nhỏ, bao gồm cả muối tinh thể. Điều này tạo ra nguồn nước chất lượng cao sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Với trình tự xử lý này không chỉ bảo vệ thiết bị mà còn giảm chi phí hóa chất và thời gian ngưng hoạt động của hệ thống để làm sạch nước. Đây cũng là giải pháp ứng dụng công nghệ ít tiêu thụ điện năng nhất.
Xem thêm bài viết về xử lý nước nhiễm mặn bằng màng lọc RO!
Bốc hơi và kết tinh
Sau khi nước được xử lý qua màng thì quá trình nhiệt và bay hơi được xem là bước tiếp theo để khử hết chất rắn. Nước thừa được bốc hơi, thu gom và tái sử dụng. Trong giai đoạn này, người ta thường thêm axit giúp trung hòa dung dịch và đun nóng để tránh gây cặn cho bộ trao đổi nhiệt.
Việc khử ẩm cũng được xem xét để giải phóng oxy hòa tan, cacbon dioxit và khí không đặc khác để bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn. Phần chất thải còn lại di chuyển từ thiết bị bay hơi đến thiết bị kết tinh, tiếp tục đun sôi cho đến khi tạp chất kết tinh hoàn toàn.
Trao đổi ion
Hệ thống này được sử dụng nhiều cho các ngành công nghiệp với mục đích làm mềm nước, lọc và tách nước. Nhờ hệ thống này mà tách chất gây ô nhiễm ion ra khỏi dung dịch thông qua phương pháp xử lý vật lý – hóa học. Trong đó ion không mong muốn sẽ thay thế bằng ion khác. Người ta thiết kế loại nhựa chuyên dụng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi ion.
Có rất nhiều hệ thống trao đổi ion lý tưởng được sử dụng. Nhựa chelating là loại nhựa phổ biến và thường dùng để làm mềm nước muối. Nhựa cation axit yếu dùng để loại bỏ độ kiềm. Vì thế mà tùy thuộc vào hàm lượng muối, kim loại mà sử dụng từng loại nhựa tương ứng.
Thẩm phân điện là hình thức trao đổi ion thường sử dụng trong hệ thống xử lý nước nhiễm mặn. Đây là quá trình tách màng có dùng ion mang điện tích dương hoặc âm cho phép tích điện chảy qua màng bán thấm và sử dụng làm cô đặc nước muối. Vì thế mà nó thường kết hợp với lọc RO với tỷ lệ thu hồi lớn.
Với những giải pháp trên giúp xử lý triệt để nguồn nước nhiễm mặn và đạt hiệu quả từ 60 – 80% xử lý. Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất có nhiều kinh nghiệm với các giải pháp xử lý nước nhiễm mặn vừa giúp giảm chi phí vừa giảm khối lượng chất thải tăng khả năng tái chế và cải tạo có hiệu quả. Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để chúng tôi hướng dẫn các bước xử lý và xác định phương án xử lý tốt nhất.