Top 3 tỉnh thành xứng danh thành phố xanh ở VN
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong khi Singapore, Nhật Bản, Hông Kông trở thành biểu tượng “chuẩn hóa xanh” thì Việt Nam cũng đang nỗ lực từng ngày xây dựng và kiến tạo nhiều thành phố xanh đáng sống hơn. Mô hình giải pháp xanh này cần được đánh giá, xây dựng và kết hợp với việc quy hoạch hợp lý hài hòa với nhiều không gian khác nhau. Tăng cường phát triển dải cây xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, hành lang đi bộ xen kẽ thân thiện hơn với cuộc sống.
Cùng công ty môi trường Hợp Nhất điểm qua một số thành phố xanh nổi trội ở Việt Nam nhé!
Huế - Thành phố xanh đầu tiên tại Việt Nam
Mực dù ở Việt Nam thường xuất hiện nhiều khu vực cây xanh và lối sống thân thiện với môi trường nhưng đến tháng 06/2016, Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) vinh danh Huế trở thành “Thành phố xanh quốc gia” đầu tiên của nước ta.
Trong khi Hà Nội, TP. HCM đang gặp “trở ngại” lớn trong vấn đề về ô nhiễm không khí và xử lý khí thải thì ở đây vẫn giữ nguyên hiện trạng trong lành và đáng sông trong mắt bạn bè, du khách quốc tế. Chất lượng không khí ở đây luôn đạt ở mức tốt nhất bởi hệ thống cây xanh được bao phủ khắp các tuyến đường, công viên với mật độ dày đặc.
Huế luôn đi đầu trong việc xanh hóa đô thị, hướng đến phát triển du lịch xanh, xử lý chất thải hiệu quả, luôn nỗ lực cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Hàng loạt dự án xanh ở đây được khởi động và thu về kết quả bất ngờ như Ngày chủ nhật xanh, 60 phút sạch nhà, đẹp ngõ; Cảm ơn dòng Hương,…
Nhờ vậy Huế bắt đầu phát triển du lịch xanh, xây dựng các tour du lịch thân thiện với môi trường như xe đạp, xe xích lô,… Vừa qua, tại diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2020 diễn ra ở Brunei, Huế đã được vinh dự nhận danh hiệu “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2020 – 2022”. Để nhận được vinh dự này, Huế phải đạt các tiêu chí đánh giá như: quản lý môi trường chung; đường phố sạch sẽ; quản lý, xử lý tốt chất thải, nước thải; chính quyền và cộng đồng có ý thức BVMT vừa giữ gìn vệ sinh đường phố; nhiều không gian xanh; hạ tầng và các phương tiện phục vụ du lịch phù hợp và đạt chuẩn,…
Thành phố xanh quốc gia Việt Nam gọi tên Đà Nẵng
Vừa qua, Đà Nẵng được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới công nhận “Thành phố Xanh quốc gia” của Việt Nam 2018. Đó là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng của thành phố đô thị phát triển xanh và bền vững hơn. Trong quá trình quy hoạch đô thị, thành phố ban hành nhiều danh mục cây xanh để khuyến khích trồng cây trên đường phố hình thành nên những tuyến đường xanh mát.
Một số tuyến đường ven biển, ven sông hình thành hệ thống cây xanh tạo cảnh quan đô thị nhằm ứng phó kịp thời những biến đổi khí hậu trong tương lai. Đặc biệt, “không gian xanh” được tận dụng triệt để và trở thành món hàng kinh doanh tích cực được nhiều người tận dụng triệt để. Hàng loạt cơ sở, dịch vụ mang đến không gian xanh thân thiện với môi trường như quán cà phê, nhà hàng, khu du lịch, khu resort, khu nghỉ mát kiến tạo nên những thương hiệu riêng biệt và nổi tiếng.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng hướng đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng như nguồn năng lượng sạch phục vụ cho mọi hoạt động sống và sinh hoạt của con người. Hiện nay, nhiều lĩnh vực/ngành nghề sử dụng rộng rãi hệ thống pin thu năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học; xây dựng thành công nhà máy chế biến rác thải thành năng lượng. Tăng cường hệ thống giao thông xanh công cộng như xe buýt chạy bằng điện, đi xe chung hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên toàn thành phố.
Hội An
Để trở thành “Thành phố xanh”, Hội An đã tích cực xây dựng nếp sống “xanh” trong cộng đồng dân cư. Thành phố Hội An xây dựng kế hoạch giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy và tăng cường công tác BVMT trên toàn địa bàn thành phố.
Nổi trội nhất là Cù Lao Chàm - Hội An, đây là địa phương tiên phong trong việc nói không với túi nilon, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, ống hút nhựa,… Họ thay thế bằng lá chuối, lá bàng hoặc giấy báo để gói đồ, dùng túi sinh học tự hủy trong cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, người dân còn chủ động thu gom lại túi nilon đã qua sử dụng tại các gia đình hoặc quán ăn, nhà hàng.
Nhờ những sự thay đổi tích cực này mà Hội An đang dần xanh hơn trong mắt người dân địa phương và du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các loại hình du lịch sinh thái cũng được chú trọng và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi biến Hội An ngày càng xanh và thân thiện với môi trường.