Top 4 cách xlnt thân thiện cho nhà máy giấy
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất đã từng tham gia tư vấn rất nhiều dự án về thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, vì thế chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số công nghệ xử lý vô cùng thân thiện đối với loại nước thải này.
Công nghệ xử lý nước thải giấy bằng quy trình bể sâu
Quy trình xử lý này theo kiểu lơ lửng bằng cách tạo áp lực cho dòng nước nhờ bể bùn hoạt tính sâu 100m. Nhờ cách này mà lượng oxy tạo ra lớn, mang tính hoạt hóa cao thích hợp để xử lý BOD, COD với nồng độ cao. Sở dĩ công nghệ này thích hợp để xử lý nước thải nhà máy giấy vì khối lượng nước cần xử lý lớn, nồng độ tương đối thấp, tạo ra tải trọng BOD thấp, có thể thay đổi linh hoạt khi có sự biến động về tải trọng.
Và đây cũng là phương pháp sinh học hiệu quả khi lượng oxy trong không khí hòa tan nhanh trong nước. Trong đó, bể sâu đào thẳng xuống đất với đường kính khoảng 1 – 6m, chiều sâu từ 50 – 100m. Bể này chia thành 2 bể gồm bể lắng và bể nổi bằng một bức tường thẳng đứng. Dòng nước trong bể di chuyển với vận tốc từ 1 – 2m nên không khí trong bể lắng sẽ di chuyển xuống phía dưới đáy bể. Vì áp suất đáy bể rất cao nên không khí hầu như tan hoàn toàn trong nước.
Ưu điểm của quy trình dùng bể sâu thường giúp tiết kiệm diện tích, giảm hao phí năng lượng, phù hợp xử lý nước thải nồng độ cao, lượng bùn phát sinh ít và tái khởi động nhẹ nhàng, vận hành đơn giản.
Công nghệ Biopolus (bùn hoạt tính kết hợp với màng sinh học giá thể cố định)
Nếu như các công nghệ xử lý nước thải truyền thống thường quy hoạch xa khu dân cư, thiên về kỹ thuật nên hầu như vẫn chưa có sự hài hòa với thiên nhiên thì Biopolus MNR mang đến khuynh hướng mới trong ngành xử lý nước thải. Biopolus là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hệ thống xử lý nước thải giữa các yếu tố cảnh quan thiên nhiên với kỹ thuật xây dựng công trình BVMT góp phần tạo nên hình ảnh đẹp như những khu vườn XLNT.
Hoạt động chủ yếu nhờ công nghệ MNR, Biopolus tạo ra hệ thống xử lý nước thải đô thị mở rộng thêm nhiều mođun xử lý phức tạp. Những giải pháp tích hợp đối với công nghệ này gồm kỹ thuật trao đổi chất tiên tiến, năng lượng, vật liệu hữu cơ và khoáng chất từ chất hữu cơ nhờ phương pháp sinh học.
Ứng dụng mô hình Biopolus để xử lý nước thải nhà máy giấy khá thích hợp khi chúng cân bằng các vấn đề kỹ thuật – kiến trúc – sinh học. Thông qua những giải pháp kỹ thuật mới, quần thể VSV xây dựng dựa trên sự mô phỏng của rễ cây tự nhiên giúp mật độ VSV ngày càng tăng và mang đến hiệu quả xử lý nước thải ô nhiễm đến 30%.
Công nghệ sinh học xử lý nước thải nhà máy giấy
Vì nước thải giấy thường chứa nhiều tạp chất khó phân hủy sinh học vì thế người ta sử dụng phương pháp hóa lý để làm ổn định các thành phần trong nước. Trong khi đó, sự có mặt của hóa chất PAC, Polyme giúp các hạt cặn lơ lửng liên kết hình thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và nổi lên trên nhờ tác dụng của trọng lực.
Tiếp theo, công đoạn xử lý sinh học tại bể Aerotank với sự tham gia của VSV hiếu khí khí hấp thu hết chất hữu cơ. Các hoạt động sống của chúng được duy trì trong điều kiện môi trường có nguồn oxy dồi dào góp phần tăng khả năng oxy hóa tạp chất dạng hòa tan hoặc dạng keo. Cuối cùng, sản phẩm tạo thành gồm CO2, chất vô cơ và nước. Bên cạnh đó, bể Aerotank còn bố trí thêm vật liệu tiếp xúc để tăng khả năng bám dính giữa nước thải với vi sinh vật.
Công nghệ IC trong xử lý nước thải nhà máy giấy
Hệ thống IC được thiết kế gồm thiết bị lọc sàng để tách bột giấy sợi dài và kết hợp cùng bể tuyển nổi để thu hồi bột sợi ngắn. Nhờ 2 quá trình này mà phần lớn chất hữu cơ bị loại bỏ hoàn toàn giúp các quá trình xử lý sinh học phía sau diễn ra thuận lợi. Vì hàm lượng BOD5 trong nước thải giấy cao nên quá trình xử lý hiếu khí và kỵ khí diễn ra cùng lúc giúp loại bỏ có hiệu quả chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và độ màu. Tiếp theo bể xử lý bậc ba giúp loại bỏ hết SS, độ màu và COD trong nước thải.
Điểm nổi bật của IC đó chính là khả năng tái sử dụng khí thải và nước thải sau xử lý. Được biết nước thải xử lý của các nhà máy được tái sử dụng đến 90%, còn khí sinh học được tận dụng trong các lò hơi công nghiệp. Ngoài nước thải nhà máy giấy, hệ thống IC còn được áp dụng để xử lý nước thải chăn nuôi heo, xử lý nước thải công nghiệp,… vô cùng hiệu quả.