Top 4 công nghệ xử lý nước thải giấy hiệu quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Tùy thuộc vào từng nguồn thải mà cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có kế hoạch xử lý nước thải bằng công nghệ tương ứng. Vốn dĩ là loại nước thải rất khó xử lý, đòi hỏi công nghệ và chi phí xử lý lớn nên việc ứng dụng phương pháp xử lý nước thải giấy như thế nào hiệu quả là một vấn đề vô cùng phức tạp.
Từ đặc điểm chứa hàm lượng Cenlulozo, chất hữu cơ hòa tan, vỏ cây, dịch đen, xơ mịn, nhựa thông, phẩm màu, cao lanh,… rất cần quy trình xử lý bài bản và chuyên nghiệp. Công ty môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ tới bạn đọc 4 công nghệ xử lý nước thải tốt nhất đối với ngành sản xuất giấy!
Xử lý dịch màu xanh trong nước thải nhà máy giấy bằng bể cô đặc Sumi
Với đặc trưng về cấu tạo, bể Sumi thường có vận tốc tuyến tính lớn hơn bể tạo bông kết tủa truyền thống. Với cánh trộn lắp đặt trong bể giúp quá trình lắng tốt nhờ bổ sung thêm polymer, thiết bị phun quay tròn giúp phân tán đều nguồn nước hoặc nhờ tác dụng dòng nghịch lưu mà nước bề mặt được sử dụng hiệu quả hơn.
Với tính chất thường chứa độ đục, độ màu cao, công nghệ Sumi giúp cải thiện đáng kể độ trong của nước nhờ việc lắp đặt thiết bị đo giao diện bùn (tùy thuộc vào tính chất của nước thải đầu vào). Thiết bị này dùng để xử lý tạo bông kết tủa nước thải, xử lý nước mưa, xử lý nước sạch đầu vào, đặc biệt có khả năng khử dịch màu xanh trong xử lý nước thải giấy.
Với công dụng làm trong nước ở công đoạn sản xuất bột giấy, thiết bị này ngày càng nhỏ gọn, ít tốn diện tích nên thường được nhiều đơn vi sử dụng. Bùn thải từ bể cô đặc Sumi thường được cô đặc với nồng độ cao nên giảm được chi phí xử lý bùn.
Ứng dụng công nghệ sinh học kiểu bám dính để XLNT giấy
Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh học có sử dụng màng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi VSV trên các vật liệu lọc trong nước loại bỏ BOD, COD, chất hữu cơ. So với phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính, nồng độ VSV trong bể nước bằng phương pháp này ngày càng dày đặc hơn.
Trước đây, khi VSV chết dẫn đến làm thất thoát và giảm nồng độ bùn còn phương pháp xử lý nước thải giấy bằng công nghệ sinh học kiểu bám dính khi VSV chết sẽ vẫn bám vào tầng sinh học và trở thành nguồn thức ăn các VSV còn lại.
Ứng dụng bể sinh học kiểu sàn lọc chuyển động
Ưu điểm của bể này vừa xử lý nước thải giấy và bột giấy vừa tự rửa sàn lọc phù hợp với quy mô nhỏ. Thiết bị rửa ngược có tác dụng nâng khí nén mà không cần trang bị thêm bơm rửa ngược, quạt thổi rửa ngược, bể rửa ngược giống như kiểu sàn lọc cố định.
Cơ chế hoạt động của bể:
- Phía dưới lớp sàn có lót một lớp vật liệu đường kính khoảng vài milimet. Khi nước thải chảy xuống lớp sàn sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí để quá trình xử lý nước thải sinh học diễn ra thuận lợi nhằm loại bỏ hết chất rắn.
- Nhờ sức nâng của không khí, chất rắn được đẩy từ dưới lên trên vật liệu lọc và phân ly thành vật liệu lọc từ quá trình rửa ngược đi qua bể ngăn tách giá thể. Sau đó, vật liệu lọc trở lại sàn, nước từ bộ phân rửa ngược sẽ tự động thoát ra ngoài.
Khả năng xử lý nước thải giấy bằng phương pháp này thường có hiệu suất xử lý BOD, TSS đạt đến 90%. Lượng không khí dùng cho khí nâng chỉ cần khoảng 5% lượng không khí dùng cho sục khí.
Ứng dụng thiết bị lọc Dynabio trong xử lý nước thải giấy
Với thiết bị lọc Dynabio có bố trí lớp vật liệu lọc có đường kính khoảng vài milimet, nước thải chảy xuống sàn được VSV sử dụng hết chất hữu cơ tại các khe lọc. Song song, sàn lọc sẽ loại bỏ hết chất cặn lơ lửng trong nước thải sản xuất giấy.
Thiết bị xử lý nước thải giấy này đòi hỏi phải phù hợp với giá thành, diện tích lắp đặt, dễ dàng bảo trì – bảo dưỡng cũng như thích ứng nhanh với những thay đổi về tải trọng.
Xem thêm bài viết về biện pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy tại đây!