Top 4 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm là vấn nạn mà nhiều quốc gia đang đối mặt. Những con sông vốn dĩ là nơi linh thiêng, mang đậm bản sắc văn hóa dần bị thay thế bởi hình ảnh, màu sắc không mấy thiện cảm. Dưới đây là 4 con sông ô nhiễm nghiêm trọng nhất, cùng moitruonghopnhat.com điểm qua nhé!
Ô nhiễm ở sông Mê Kông
Là một trong những con sông dài nhất thế giới, sông Mê Kông chảy qua địa phận của nhiều nước trước khi đổ vào Biển Đông như Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Nguồn nước ở đây trở thành “nguồn sống” duy nhất của hàng triệu người nhưng nhịp sống đô thị hóa khiến chất lượng nguồn nước bị giảm sút nghiêm trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và nước bị đe dọa bởi các hoạt động khai thác và phát triển công nghiệp quá mức. Chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp là một trong những nguồn tác động đến các khu vực ô nhiễm.
Vấn đề rác thải nhựa làm cản trở các tiến trình phát triển. Đa phần, sông Mê Kông chảy qua địa phận các quốc gia đều chứa nhiều rác thải nhựa dùng một lần. Trước thực trạng này, nhiều chính sách mới ban hành như nói không với rác thải nhựa, ưu tiên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, tập trung xử lý rác thải và xử lý nước thải.
Ô nhiễm ở sông Buriganga (Bangladesh)
Buriganga thuộc địa phận ở thủ đô Dhaka có tiến trình công nghiệp hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sông. Đặc biệt, dọc dòng sông là sự phát triển của các nhà máy dệt nhuộm tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái và canh tác nông nghiệp.
Bangladesh là trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Quần áo hầu như đều được may và nhuộm bởi nhiều loại thuốc nhuộm với đủ thứ màu sắc khác nhau. Nhưng ngành này lại gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước lớn nhất ở đây.
Khi nguồn nước sông Buriganga không còn đảm bảo chất lượng, ngành nông nghiệp tác động nặng nề nhất. Nước ở đây chứa hỗn hợp chất gây ung thư, thuốc nhuộm, muối và kim loại nặng gây tổn hại nghiêm trọng đến nguồn tiếp nhận. Vì thiếu nước sạch, người nông dân phải sử dụng nước thải công nghiệp để tưới cho lúa.
Thực trạng các xưởng tái chế rửa rác thải, hóa chất dưới sông càng ảnh hưởng. Các nhà máy hóa chất, dệt nhuộm thường xuyên xả thải chưa qua xử lý xuống sông Buriganga.
Ô nhiễm ở sông Yamuna (Ấn Độ)
Sông này khởi nguồn từ dãy Hymalaya, ban đầu nó có màu xanh rực rỡ nhưng khi đi qua thủ đô New Delhi dần trở nên khác hẳn. Sự phát triển của các ngành công nghiệp trả lại nhiều hóa chất độc hại với hàng chục cống thoát nước và hàng trăm mét khối nước đen ngòm.
Nước sông Yamuna ô nhiễm nghiêm trọng và nó được bao phủ bởi lớp bông tuyết trắng bốc mùi hôi thối. Bất chấp ô nhiễm, nhiều doanh nghiệp vẫn xả thải thường xuyên và người dân thường xuyên tắm giặt quần áo.
Đi cùng với sông Hằng, sông Yamuna mang nhiều nét văn hóa thiêng liêng đặc thù ở Ấn Độ. Ở đây người ta tổ chức nhiều nghi lễ, họ cho rằng chỉ cần tắm ở đây thì có thể rửa sạch tội lỗi. Vì thế bất chấp ô nhiễm, nhiều người ngâm mình dưới nước sông hàng giờ đồng hồ.
Ô nhiễm ở sông Citarum (Indonesia)
Con sông này có mức độ ô nhiễm lớn, có thời điểm nồng độ vi khuẩn coliform cao gấp hàng nghìn lần và nồng độ chì cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Theo đó, nồng độ kim loại như sắt, nhôm, mangan đo được cũng khá cao. Rác thải ở đây chất ngập như núi với nhiều loại khác nhau.
Mặc dù ô nhiễm nhưng người dân vẫn sử dụng nước sông để xử lý cung cấp cho những hoạt động thường nhật. Họ lấy nước ở độ sâu khoảng 150m và đem đi lọc để cung cấp cho những khu vực thiếu nước. Đa phần, họ sử dụng nước ô nhiễm để giặt giũ, ăn uống và tắm rửa.
Nguồn nước ô nhiễm nên cá, thủy sản trên sông cũng bị nhiễm bẩn bởi chất độc hại. Đa phần, cá ở đây bị nhiễm kim loại và hạt vi nhựa. Là nguồn sống của 28 triệu dân, sông Citarum là nguồn nước tưới nông nghiệp chính. Thế nhưng nước thải của hơn 1.000 nhà máy dệt nhuộm đổ thẳng vào sông với nhiều màu sắc đa dạng như đen, vàng, đỏ và xanh.