Top 4 hồ sơ môi trường cho nhà hàng, khách sạn
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn là quản lý của nhà hàng khách sạn đã hoạt động hoặc dự định xây dựng dự án mới nhưng vẫn chưa hiểu rõ các thủ tục về hồ sơ môi trường. Để giúp Khách hàng không bị lúng túng hoặc bị xử phạt từ cơ quan nhà nước, hôm nay Hợp Nhất xin chia sẻ 4 loại hồ sơ quan trọng cho nhà hàng khách sạn mà bạn cần nắm rõ.
Kế hoạch bảo vệ môi trường cho nhà hàng, khách sạn
Nếu bạn đang có dự định mở nhà hàng khách sạn thì bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc các trường hợp dưới đây:
- Dự án xây dựng cơ sở lưu trú từ 50 phòng đến dưới 200 phòng.
- Dự án đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư phù hợp với đối tượng tại Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Hoặc dự án có phát sinh nước thải từ 20 m3/ngày đến dưới 500 m3/ngày hoặc phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày; khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ.
Với những nhà hàng – khách sạn thuộc một trong những trường hợp trên phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường nộp lên cơ quan thẩm quyền từng địa phương. Sau khi hồ sơ được phê duyệt, chủ dự án phải cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình như cam kết trong kế hoạch BVMT. Đặc biệt phải đảm bảo trong quá trình xây dựng không gây tác động đến môi trường xung quanh.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Loại hồ sơ môi trường này rất quan trọng cho nhà hàng khách sạn. Vì những dự án này phát sinh nhiều chất thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn. Việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ giúp đánh giá hiện trạng môi trường; theo dõi công tác BVMT và đề xuất biện pháp quản lý môi trường cho nhà hàng – khách sạn.
Chủ dự án phải đo đạc, quan trắc đầy đủ các chỉ tiêu như nước thải, khí thải với tần suất 3 lần/năm. Trong đó nội dung quan trắc bao gồm các nội dung quan trọng dưới đây:
- Tiến hành theo dõi nguồn tác động từ hoạt động của nhà hàng – khách sạn.
- Theo dõi và định kỳ đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng từng nguồn chất thải như nước thải, khí thải, CTR, CTNH, tiếng ồn, độ rung,…
- Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng và phương án quản lý môi trường cho từng sự cố môi trường.
Xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước
Đối với khách sạn nhà hàng có quy mô xả thải vượt quá 5 m3/ngày đêm bắt buộc phải xin giấy phép xả thải. Để nhà hàng khách sạn được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước thì phải đáp ứng các điều kiện quan trọng dưới đây:
- Phải có kế hoạch BVMT phù hợp với điều kiện tài nguyên nước, khả năng nguồn tiếp nhận. Tất cả thông tin, dữ liệu phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
- Các biện pháp xử lý nước thải phảo đảm bảo nguồn nước xả thải đạt chuẩn, các công trình khai thác và xlnt phải đáp ứng quy mô, công suất, nguồn thải và phù hợp với yêu cầu về sử dụng tài nguyên nước.
- Phải có đơn vị hoặc nguồn nhân lực vận hành hệ thống xử lý nước thải và thực hiện đầy đủ hoạt động quan trắc.
- Trong trường hợp xả thải phải có phương án, thiết bị và biện pháp khắc phục sự cố ô nhiễm nước và giám sát hoạt động xả thải đúng quy định.
Báo cáo quản lý chất thải nguy hại nhà hàng khách sạn
Trong quá trình hoạt động, nhà hàng khách sạn thường thải ra nhiều CTNH như chất tẩy rửa, dầu mỡ, các loại bao bì, nhựa,.. Nhưng lượng chất thải này không lớn nên họ chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại và trình nộp lên Sở TNMT quản lý và theo dõi. Chất thải nguy hại phải được phân loại và lưu trữ theo đúng Thông tư 36/2015/TT-BTNMT theo đúng quy định.
Hy vọng với 4 loại hồ sơ môi trường này sẽ giúp bạn xác định được nhà hàng – khách sạn của mình phải còn thiếu những loại hồ sơ nào. Và nếu bạn cần tìm đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!