Top 4 khí thải công nghiệp cần xử lý
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện tượng ô nhiễm khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông chắc hẳn không còn quá xa lạ với con người. Vậy bạn đã biết hết những thành phần khí đặc trưng, mức độ độc hại cùng phương pháp xử lý hiệu quả nhất chưa? Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ từng loại khí thải thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua 4 loại khí thải ô nhiễm đặc trưng nhất qua bài viết hôm nay.
Đối với Sunfur Dioxit (SO2)
SO2 vốn dĩ loại khí độc không màu, không mùi phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) hoặc vật liệu chứa lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điện, cơ sở xi mạ, phương tiện giao thông. Đối với phương tiện, thiết bị sử dụng động cơ diesel là nguồn phát thải SO2 chính. SO2 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các bệnh về hô hấp, phổi, tim. Đặc biệt, SO2 còn gây ra hiện tượng mưa axit tác động trực tiếp đến thực vật và hệ sinh thái tự nhiên.
Xử lý khí thải SO2 hường ứng dụng hệ thống lắng lĩnh điện ở nhiều môi trường khác nhau thích hợp với nguồn thải lớn như xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện. Vì khí thải chứa nồng độ bụi lớn nên ESP sẽ là giải pháp tối ưu vì chi phí vận hành thấp.
Đối với SO2, chủ yếu dùng phương pháp ướt với tác nhân là vôi, hấp thụ bằng Mg(OH)2, dung dịch kiềm hoặc hấp thụ oxy hóa. Đối với phương pháp khô thì chủ yếu dùng Ca(OH)2, NA2CO3 hoặc khử SO2 trong lò hoặc phun nước.
Đối với Nitrogen Oxit (NOx)
NOx tạo ra từ phản ứng giữa nito và oxy trong không khí từ quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao. Khí NOx phản ứng hình thành sương khói, mưa axit và ozon trên mặt đất. NOx gây ra các bệnh về hô hấp giảm chức năng của phổi, tăng phản ứng với chất gây dị ứng. Nó cũng tác động đến thảm thực vật, bao gồm làm tổn thương và giảm khả năng sinh trưởng.
Khí thải chứa NOx thường chia thành 2 cách để xử lý gồm:
- Xử lý khô: chủ yếu công nghệ khử chọn lọc có xúc tác (SCR), khử chọn lọc không xúc tác (SNCR) hoặc hấp phụ than hoạt tính. Những phương pháp này thường áp dụng trong hệ thống xử lý khí thải lò đốt, lò hơi.
- Xử lý ướt: oxy hóa – hấp thụ trong lò hơi hoặc lò nung.
Đối với Cacbon Dioxit (CO2)
CO2 là chất khí không màu có tính axit là khí nhà kính nguy hiểm, phát thải từ hoạt động của con người, chủ yếu từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phá rừng dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. CO2 cũng gây ra hiện tượng axit hóa đại dương vì khi hòa tan trong nước tạo thành axit cacbonic.
Hiện nay, hấp thụ là kỹ thuật xử lý khí thải phổ biến nhất để khử CO2. Hấp thụ bằng dung dịch etanolamin với chi phí thấp, phản ứng cao. Hấp thụ bằng amoniac mang lại hiệu quả, giảm nồng độ CO2 lớn. Hấp thụ bằng nước khá đơn giản được nhiều người sử dụng. Còn hấp thụ bằng dung dịch vôi là phương pháp khá hiệu quả để khử CO2.
Tảo biển cũng là cách giảm hàm lượng CO2 trong không khí được nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian gần đây. Tảo nuôi trong bể chứa CO2 sẽ có khả năng sinh trưởng gấp nhiều lần so với khi sống dưới đáy biển. Bên cạnh việc lưu trữ và thu giữ CO2, tảo biển cũng là nguồn dinh dưỡng có ích đối với động vật và sức khỏe con người.
Đối với Hydro Sunfua (H2S)
H2S là hợp chất khí không màu hình thành từ sự phân hủy chất hữu cơ của VSV trong điều kiện không có oxy. Trong phân hủy kỵ khí công nghiệp, như cơ sở xử lý nước thải, bãi chôn lấp chất thải, H2S tạo ra từ quá trình khử sunfat, phân hủy axit amin và protein trong hợp chất hữu cơ. Nó là khí độc, ngăn cản quá trình hô hấp của tế bào.
Để xử lý H2S, người ta thường dùng than hoạt tính để hấp phụ và làm sạch dòng khí. Ưu điểm của phương pháp này với hiệu suất khử H2S cao đến 90%. Thông qua quá trình hấp phụ và oxy hóa mà H2S sẽ tự chuyển hóa thành lưu huỳnh.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống XLKT thì hãy gọi ngay 0938.857.768. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn những công nghệ, giải pháp xử lý khí thải tiêu chuẩn và chất lượng nhất.