Top 4 vấn đề trong xử lý nước thải chăn nuôi heo
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải chăn nuôi heo cần ứng dụng phương pháp xử lý hiệu quả để giảm ô nhiễm môi trường. Vì nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vô cơ,… rất khó loại bỏ. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về đặc điểm, lợi ích từ các công nghệ XLNT tối ưu nhất thì hôm nay chúng tôi sẽ điểm qua 4 vấn đề liên quan đến quá trình xử lý loại nước thải này.
Tại sao nên dùng công nghệ XLNT chăn nuôi?
Thông thường, chất thải chăn nuôi không được xử lý mà xả trực tiếp ra ngoài môi trường khiến khu vực nước mặt/nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các thành phần của nước thải chăn nuôi không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Mặc dù các hộ/trang trại chăn nuôi về cơ bản đều biết cách XLNT nhưng lại không nắm rõ công nghệ, phương pháp dẫn đến nước thải ảnh hưởng xấu đến nguồn tiếp nhận.
Phương pháp nào XLNT chăn nuôi heo
- Xử lý bằng hầm biogas: hiệu quả đạt đến 90% nhờ công nghệ yếm khí biogass. Đồng thời sản xuất và thu hồi khí sinh học lớn phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của con người. Ưu điểm của giải pháp tạo ra nguồn khí đốt dồi dào, giảm ô nhiễm, giảm dịch bệnh trong chăn nuôi, nước thải đạt chuẩn hoàn toàn không mùi hôi hay mầm bệnh.
- Xử lý bằng sinh học: chủ yếu xử lý nước thải chăn nuôi sau hầm biogas bằng cách ứng dụng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt. Quá trình tuần hoàn nước làm quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn, nồng độ chất ô nhiễm giảm mạnh. Vì thế công nghệ rất khả thi, dễ vận hành, bảo trì với chi phí thấp.
- Xử lý bằng bùn hoạt tính hiếu – thiếu khí: hệ thống bể thông khí đưa oxy vào nước và bể lắng để bùn cặn lắng xuống kết hợp cùng việc xử lý nito thích hợp vơi nước thải chăn nuôi heo, thủy sản.
- Xử lý bằng thực vật: là quá trình xử lý dựa vào nguyên tắc xử lý tự nhiên đem lại hiệu quả cao, vừa thân thiện vừa tạo ra cảnh quan với chi phí thấp, và công nghệ không quá phức tạp. Những loại thực vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi như bèo tây, cỏ vetiver, lau sậy,…
- Xử lý bằng mương oxy hóa: đây là công nghệ không quá mới nhưng có ưu điểm vận hành đơn giản, không tốn nhiều năng lượng, tạo ra ít bùn và xử lý đồng thời chất hữu cơ và nito trong nước. Quy mô công nghệ thích hợp XLNT chăn nuôi nhỏ.
- Xử lý bằng đệm lót sinh học: sử dụng trấu, mùn cưa, chế phẩm lên men để loại bỏ mùi, chất ô nhiễm phức tạp nhờ các VSV có lợi.
Những công nghệ XLNT mang lại lợi ích gì?
- Khi lựa chọn đúng phương pháp sẽ đem lại lợi ích to lớn đối với trang trại và cộng đồng xã hội.
- Đảm bảo chất hữu cơ, amoni, photpho hoàn toàn được xử lý hoàn toàn.
- Tạo ra nguồn lợi về khí sinh học, giảm chi phí sinh hoạt, đặc biệt sử dụng khí đốt trong sinh hoạt.
- Các hệ thống khá đơn giản, dễ thực hiện, chi phí xử lý thấp và hệ thống cũng dễ nâng cấp nhằm tăng công suất hoạt động.
- Nguồn nước sau xử lý có thể cung cấp chất dinh dưỡng góp phần tăng năng suất cho cây trồng cũng như tiết kiệm chi phí sử dụng nước đầu vào cho các trang trại quy mô lớn.
Có thể sử dụng nước sau xử lý cho cây trồng?
Nước thải đã qua xử lý được dùng bổ sung cải thiện việc canh tác, không tạo áp lực đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong khi đó, chất lượng hóa học và sinh học của nước thải tái sử dụng phụ thuộc nhiều vào xử lý bậc 3. Phần nước thải chứa một lượng ít chất dinh dưỡng có giá trị sẽ giúp giảm thiểu nguồn phân bón đầu vào cho cây trồng.
Mặc khác, nó không được khuyến khích dùng để tưới các loại rau trong vườn như rau diếp, rau hữu cơ,… nhưng lại hoàn toàn tốt cho các loại cây trồng khác. Và xử lý bậc 3 khá phức tạp. Vì các chất ô nhiễm có bản chất hóa học nên rất dễ phản ứng với nhau. Vì thế chúng ta cần phương pháp hiệu quả về kinh tế, tập trung vào việc xử lý tại nguồn gây ô nhiễm.
Nếu như bạn đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến nước thải chăn nuôi thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ hỗ trợ tư vấn thiết kế các hệ thống để xử lý nước thải đạt chuẩn và chất lượng nhất góp phần đảm bảo nhu cầu của khách hàng được thực hiện một cách hoàn thiện nhất.