Top 4 vụ xả thải kinh hoàng nhất thế giới
Đã kiểm duyệt nội dung
Cùng công ty môi trường điểm qua một vài sự kiện nổi bật về hiện tượng xả thải trái phép gây ô nhiễm đã làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và hệ sinh thái.
Vụ tràn dầu ở Deepwater Horizon
Ngày 20/4/2010 trở thành ngày đen tối nhất đối với lịch sử môi trường nước Mỹ. Đó là thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử quốc gia này từ vụ nổ Deepwater Horizon – giàn khoan bán tiềm thủy của Tập đoàn BP, cách bờ biển Louisiana 64km về phía tây.
Hậu quả là khiến 11 người thiệt mạng với 700 lít dầu thô tràn ra biển. Louisiana chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đường bờ biển bị tấn công bởi 1000 km.
Một khu vực vịnh Mexico bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phá hủy môi trường sống, hoạt động đánh bắt cá và hệ sinh thái dưới biển. Còn nước sông ở Mississippi chứa hỗn hợp nước biển và dầu từ vụ nổ Deepwater Horizon.
Sau thảm họa, có khoảng 27.000 giếng dầu và khí đốt chỉ được bịt kín bằng xi măng mà không được bơm xi măng và vẫn không có bất kỳ kiểm tra định kỳ nào. Những giếng này được xem là mối đe dọa hàng đầu nhưng chính phủ Mỹ vẫn chưa có kế hoạch phục hồi sản xuất ở những giếng này.
Thảm họa vịnh thủy ngân ở Nhật Bản
Thế giới đã từng chứng kiến hàng loạt thảm họa thủy ngân nhưng ác mộng Minamata khó mà khiến người Nhật nguôi ngoi. Sự kiện này xảy ra từ năm 1932 - 1968 khi nước biển bị nhiễm độc thủy ngân từ hoạt động xả thải trái phép của nhà máy hóa chất Chisso ra vịnh Minamata và biển Shiranui.
Khi tiếp xúc với lượng thủy ngân quá lớn, người dân xuất hiện hàng loạt triệu chứng như sốt cao, co giật, loạn tinh thần, mất nhận thức, hôn mê và tử vong. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều loài động vật ở địa phương chết vô số.
Khi cá chết, người dân vẫn sử dụng thịt của chúng như loại thực phẩm hằng ngày. Nhiều con mèo ăn thịt cá và có biểu hiện co giật và chết hàng loạt vì kiệt sức. Khi mèo chết, chuột ở đây tăng vọt. Đàn quạ trên trời cũng chết theo và rơi xuống đất.
Điều đáng nói, thảm họa này kéo dài tận 36 năm cướp đi sinh mạng 2.000 người, 10.000 người bị ảnh hưởng. Từ vụ nhiễm độc từ năm 1956 thì phải đến năm 1968, chính quyền mới công bố nguyên nhân là do nhà máy sản xuất hóa chất xả thải trái phép gây ô nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, nhiều trẻ em ở Minamata có biểu hiện thần kinh do nhiễm độc thủy ngân truyền từ mẹ sang thai nhi.
Sự kiện Tập đoàn Guide xả thải trái phép
Cũng ở Mỹ, Tập đoàn Guide xả thải trái phép gây ra vụ ô nhiễm gây ám ảnh đối với người dân sống trên lưu vực sông White ở bang Indiana vào tháng 12/1999. Kết quả là phá hủy đời sống thủy sinh dưới nước với chiều dài hơn 90 km và giết chết 4,6 triệu con cá.
Theo kết quả điều tra của FBI thì công ty này xả thải với hơn 6 triệu lít nước với nồng độ chất độc hại chứa chủ yếu chất dimethyldithiocarbamate cùng nhiều sản phẩm phân hủy như cacbon disulfide làm 180 tấn cá chết.
Trước cáo buộc, tập đoàn Guide đã nhận tội và bồi thường 13,9 triệu USD như tiền phạt, phí pháp lý và chi phí xử lý/khắc phục môi trường. Sau một thời gian xảy ra vụ việc, chất độc gây ô nhiễm trôi đi mà không tích tụ quá nhiều. Nhiều loài động vật vật không bị tác động từ các loại hóa chất này.
Chính quyền thành phố Anderson cho biết họ đã đầu tư hàng triệu đô la để cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Sau thảm họa, người ta không ngừng phục hồi hiện trạng ban đầu của sông White, thậm chí tốt hơn so với trước khi thảm họa xảy ra.
Nước bị nhiễm benzen ở Trung Quốc
Sự việc này chủ yếu diễn ra ở thành phố Lan Châu (Trung Quốc) khi mà có đến 2,4 triệu người dân không được sử dụng nước sạch vào năm 2014. Thủ phạm là nguồn nước ở đây nhiễm nồng độ benzen quá ngưỡng cho phép gấp 20 lần. Benzen vốn dĩ là chất độc rất dễ gây ung thư, đặc biệt gây bệnh bạch cầu đối với người thường xuyên phơi nhiễm loại chất này.
Nguyên nhân được các chuyên gia cho rằng vụ nổ vào năm 1987 và 2002 có sử dụng benzen trong quá trình sản xuất đã khiến 34 tấn benze nhiễm vào mạch nước ngầm. Vì thế sau một thời gian sử dụng, người dân mắc phải nhiều căn bệnh trong thời gian dài và hóa chất gây ra hàng loạt các vấn đề về môi trường.