Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Top 5 cách xử lý nước thải chế biến thực phẩm


1089 Lượt xem - Update nội dung: 17-06-2020 09:27

Đã kiểm duyệt nội dung

Có nhiều cách xử lý nước thải nhưng không phải công nghệ nào cũng mang đến hiệu quả xử lý tối ưu. Dưới đây là những cách xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Nếu bạn muốn bổ sung thêm vào danh sách công nghệ tốt nhất thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Hệ thống bùn Sumi trong xlnt chế biến thực phẩm

Hợp nhất từ bể cô đặc Sumi có tính năng tạo bông kết tủa. Bùn hoạt tính tại bể cô đặc Sumi có nồng độ đậm đặc nên lượng bùn hoàn lưu hạn chế và dừng lại mức 30 – 50%. Do đó mà tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ của máy bơm hoàn lưu. Hệ thống này có khả năng lưu giữ vi khuẩn lớn, tải trọng riêng của bùn hoạt tính tăng lên từ 2 – 3 lần phương pháp bùn hoạt tính truyền thống nên quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ổn định hơn.

xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Hệ thống bùn Sumi ứng dụng để xử lý mọi loại nước thải như xử lý nước thải chế biến thực phẩm, đặc biệt xử lý nước thải nhà máy giấy. Hệ thống còn duy trì nồng độ bùn hoạt tính ở mức cao nên nó chịu được sự thay đổi của tính chất nước thải. Với cấu tạo một bể lắng mà việc quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải rất đơn giản.

Ứng dụng màng ngâm Kubota trong xlnt

Đây là loại màng ngâm tấm phẳng trong bể phân li dùng để tách chất rắn trong bể bùn hoạt tính. Được bố trí với khoảng cách thích hợp nên hạn chế được tình trạng tắc nghẽn ngay cả trường hợp bùn hoạt tính có nồng độ cao hay chưa nhiều hợp chất. Khi sử dụng màng ngâm Kubota trong xử lý nước thải công nghiệp, không cần sử dụng bơm rửa ngược, không cần bể ngâm dung dịch hóa chất nên hệ thống này khá đơn giản và dễ bảo trì – bảo dưỡng.

Vì khả năng kết hợp xử lý nước thải sinh học khử BOD, khử nito, photpho với cách xử lý phân li chất rắn bằng màng ngâm nên nước sau xử lý thường trong, an toàn, không chứa SS và vi khuẩn gây hại khác. Đặc biệt, màng lọc còn kết hợp xử lý nước thải bằng công nghệ MBR nên có thể tái sử dụng nguồn nước sau xử lý. Và nếu muốn tái sử dụng cho công nghiệp, người ta tiếp tục xử lý qua màng RO và màng điện thẩm thấu.

Thiết bị xử lý yếm khí kiểu UASB (Troll)

Đây là cách ứng dụng vi sinh để loại bỏ phần lớn chất hữu cơ trong nước thải chế biến thực phẩm. Phương pháp UASB (yếm khí) không sử dụng giá thể hoặc sàn cố định, không sử dụng bơm bùn nên vi khuẩn dạng cốm mới có khả năng hấp thu chất ô nhiễm.

Trong quá trình phân giải có giải phóng lượng lớn khí methane nên được vi khuẩn tuần hoàn trong bể phản ứng tiếp xúc. Đặc trưng của thiết bị này không cần sục khí nên giảm điện năng sử dụng, xử lý chất ô nhiễm ở nồng độ cao, bùn phát sinh ít và có thể thu hồi, sử dụng khí methane thành nguồn năng lượng sạch.

Top 5 cách xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Đối với xlnt chế biến thực phẩm, hiệu suất xử lý đạt 90% hàm lượng BOD trong nguồn nước. Chất lượng nước sau xử lý cam kết đạt chuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Ưu điểm của thiết bị Troll:

  • Tiết kiệm năng lượng: ít tiêu hao điện năng sử dụng
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Công tác bảo dưỡng hệ thống đơn giản
  • Ít tiêu hao hóa chất sử dụng

Phương pháp cố định vi sinh vật (Pegasus)

Là phương pháp mới khử nito hiệu quả, Pegasus thúc đẩy quá trình nitrat hóa bằng cách cố định vi sinh vật với mật độ cao vào bể tuần hoàn bùn hoạt tính. Người ta cố định VSV bằng cách sử dụng cao phân tử polyethylene glycol với môi trường sống thích hợp giúp chúng thực hiện tốt vai trò của mình. Mặc khác, khuẩn nitrat hóa thường sinh trưởng chậm, khó duy trì trong bùn lơ lửng. Nên chúng được cố định trong các viên bio-n-cube.

Top 5 cách xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Đặc trưng của thiết bị này:

  • Dung dịch của bể chứa nhỏ, chỉ bằng ½ bể thông thường.
  • Hiệu suất khử nito ổn định ngay trong môi trường có nhiệt độ thấp.
  • Có khả năng xử lý đồng thời BOD, nito trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tiếng.
  • Chi phí xây dựng bể thấp, chỉ bằng 80 – 90 % thông thường.

Công nghệ tiếp xúc hoạt tính xlnt chế biến thực phẩm

BOD là thành phần gây ô nhiễm và chứa hàm lượng lớn trong nước thải thực phẩm. Các vi sinh vật bám trên chất độn và bị phân giải dưới tác dụng oxy hóa chất hữu cơ của quần thể VSV trong nước. Với công nghệ tiếp xúc hoạt tính giúp duy trì hoạt động VSV ngày càng hiệu quả hơn, xử lý nước thải ở nồng độ cao.

Chất độn đóng vai trò rất quan trọng, vì thế cần chọn lựa chất độn phù hợp với đặc tính và duy trì tốt hoạt động sống của VSV hiệu quả hơn. Hệ thống này khá đơn giản, gọn nhẹ nên kích thích sự phát triển quần thể vi khuẩn lớn. Độ bền cơ học cao, ít hỏng hóc nên thường không xảy ra việc tắc nghẽn trong quá trình lọc. Và có thể thích ứng tốt với biến động tải trọng.

Để biết thêm thông tin về các giải pháp xử lý môi trường: nước thải, nước cấp, khí thải,...bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline của công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768