Top 5 loại giấy phép tài nguyên nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhiều doanh nghiệp thắc mắc có bao nhiêu loại giấy phép khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước? Nội dung và điều kiện cấp phép ra sao? Và làm thế nào để xác định thời hạn của từng loại giấy phép?
Các loại giấy phép tài nguyên nước
Theo quy định của nhà nước, đặc biệt là Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì giấy phép tài nguyên nước hiện có 5 loại gồm Giấy phép thăm dò nước dưới đất; Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển và Giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Giấy phép tài nguyên nước thường thể hiện nội dung gì?
- Thông tin về cá nhân, tổ chức của chủ giấy phép gồm tên và địa chỉ.
- Thể hiện rõ tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác và xả nước thải vào nguồn nước.
- Xác định nguồn nước thăm dò, khai thác và nguồn nước tiếp nhận.
- Các thông tin về quy mô, công suất, lưu lượng, thông số của các công trình thăm dò, khai thác, xả nước thải. Ngoài ra còn phải có mục đích của từng loại giấy phép khai thác, sử dụng nước.
- Phải ghi rõ chế độ, phương thức khai thác, sử dụng và xả nước thải.
- Giấy phép phải có thời hạn sử dụng.
- Để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cần có yêu cầu và điều kiện cụ thể trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước.
Điều kiện để cấp phép tài nguyên nước
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, vùng và từng địa phương.
- Quy hoạch phải được phê duyệt từ cơ quan thẩm quyền, trường hợp chưa quy hoạch thì căn cứ vào khả năng nguồn nước đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm.
- Phù hợp với hiện trạng khai thác, sử dụng nước từng khu vực.
- Thường xuyên báo cáo thẩm định cho cơ quan thẩm quyền trong hồ sơ cấp thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải.
- Đơn đề nghị cấp phép phải ghi rõ nhu cầu khai thác, sử dụng và xả thải.
Riêng với giấy phép xả thải, ngoài các điều kiện trên thì còn phụ thuộc vào các vấn dề dưới đây:
- Xác định chức năng của nguồn nước.
- Xác định khả năng của nguồn tiếp nhận.
- Xác định rõ vùng bảo hộ vệ sinh nơi lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ.
- Xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, nguồn tiếp nhận, yêu cầu BVMT khi xả thải đã được cơ quan quản lý phê duyệt, chấp thuận.
Thời hạn của giấy phép là bao lâu?
Mỗi loại giấy phép sẽ được quy định một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Vì thế, chủ giấy phép cần căn cứ vào đó để tiến hành gia hạn hay điều chỉnh đúng theo quy định. Cụ thể, Điều 21 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định thời hạn giấy phép như sau:
- Đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 2 năm và được xem xét gia hạn 1 lần, thời gian gia hạn không quá 1 năm.
- Khi chủ dự án xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cần lưu ý thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 2 năm và tối đa là 5 năm.
- Còn với dự án bắt buộc phải xin giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt/nước biển thì thường có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu 5 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 3 năm, tối đa là 10 năm.
- Trong khi đó, giấy phép xả thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 2 năm, tối đa là 5 năm.
Trường hợp chủ giấy phép muốn gia hạn như gia hạn giấy phép xả thải trong thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu thì giấy phép gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
Hiện nay, công ty môi trường Hợp Nhất đang cung cấp dịch vụ lập tất cả giấy phép tài nguyên nước nêu trên, ngoài ra, chúng tôi còn lập đtm dự án, kế hoạch BVMT, sổ chủ nguồn thải,… quan trọng cho doanh nghiệp. Quý KH cần tư vấn gì thì gọi ngay Hotline 0938.857.768 nhé!