Top 5 nguồn nước thải khó xử lý nhất hiện nay
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải của ngành nghề nào khó xử lý nhất? Các chất độc hại trong nguồn thải này bao gồm các thành phần nào, có đặc trưng gì? Khi xử lý cần chú ý đến những vấn đề nào?
Kinh nghiệm thực tế của Hợp Nhất qua các dự án
Suốt 7 năm trong hoạt động trong ngành xử lý nước thải, công ty môi trường Hợp Nhất đã thực hiện hàng trăm dự án xây dựng công trình hệ thống xlnt cho hàng trăm doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau ở mọi miền tổ quốc.
Từ hệ thống có công suất nhỏ dưới 5 m3/ngày.đêm để xử lý các nguồn nước thải chứa hóa chất độc hại hay y tế phòng khám, bệnh viện,…đến hệ thống có công suất lớn trên 500 m3/ngày.đêm, Hợp Nhất đều đã hoàn thành các dự án này đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo đúng hợp đồng đã cam kết. Cùng với đó là hàng trăm dự án, cải tạo – bảo trì khác thì chúng tôi đã tổng hợp lại 5 nguồn nước thải khó xử lý nhất, bao gồm:
- Nước thải ngành chế biến và sản xuất da (ngành thuộc da)
- Nước thải phát sinh trong ngành dệt nhuộm
- Nguồn nước thải trong ngành xi mạ
- Nước thải từ chứa tinh bột
- Nước thải từ các hoạt động sản xuất ngành mực in
Đặc điểm, tính chất của các nguồn nước thải khó xử lý
Nước thải ngành thuộc da
Đại đa số các nhà máy, xưởng sản xuất hoạt động trong ngành thuộc da ở nước ta hiện nay đang áp dụng những công nghệ tương đối lạc hậu, mang tính truyền thống. Các quá trình này sử dụng nhiều hoá chất và nước.
Hiện nay, 100% các doanh nghiệp trong ngành đều dùng Crom để tạo độ bên cho các sản phẩm. Trong nước thải ngành thuộc da, ngoài những nguyên vật liệu tạo màu thì chúng chứa rất nhiều sợi protein (da động vật có đén 4 lớp) và các chế phẩm khác như: Crom; Titan. Đây đều là những thành phần rất khó bị phân hủy, thậm chí là không bị phân hủy ngay cả khi cung cấp 1 số lượng lớn vi sinh vật khi xử lý.
Nước thải ngành dệt nhuộm
Nước thải ngành dệt nhuộm chứa rất nhiều các hợp chất vô cơ và hữu cơ, bên cạnh đó chúng thường ở nhiệt độ và độ PH cao. Theo phân tích, đánh giá nguồn nước thải này thì có đến trên 50% các loại thuốc nhuộm thường được dùng không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm như: chất chống thấm dầu; chất chống cháy; natri clorua; axit clohidric;…
Nước thải ngành mực in
Trong các quá trình sản xuất thì ngành mực in không phát sinh quá nhiều nước thải, tuy nhiên lưu lượng nước thải ngành này đến từ công đoạn vệ sinh, rửa trang thiết bị máy móc hay mực in bị tràn. Thế nhưng, nồng độ của các chất độc hại trong nước thải mực in này là cực cao.
Nếu chưa xử lý nước thải mực in đạt chuẩn mà xả thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của hệ thủy sinh vật. Vi phạm xả thải ngành này là nguyên nhân chính dấn đến các hiện tượng cá chết hàng loạt tại các ao hồ ở nhiều địa phương.
Nước thải chứa nhiều tinh bột
Phát sinh từ các nhà máy sản xuất và chế biến bột mì, bột sắn,…nguồn nước thải này có nồng độ chất hưu cơ cực cao, ước tính khoảng trên 3000 mg/lít. Tồn tại trong nước, tinh bột có khả năng tạo chất nhờn cùng với cấu trúc phân tử rất khó bị phân hủy gây nhiều khó khăn cho các khâu xử lý nước thải.
Nước thải ngành xi mạ
Cũng giống như nước thài ngành mực in, nước thải ngành xi mạ có lưu lượng không lớn tuy nhiên nồng độ chất hữu cơ nguồn thải này là không cao. Thế nhưng với đặc trưng chứa nhiều kim loại trong nước thải như: kẽm, crom, đồng, niken,…đồng thời hàm lượng muối vô cơ cao.
Để hệ thống hoạt động ổn định và bền vững thì quá trình xử lý nước thải xi mạ cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định bởi nguồn thải này có tác động tương đối lớn đến hệ thống ống dẫn nối.
Trên đây là 5 nguồn nước thải khó xử lý nhất mà Hợp Nhất đánh giá. Hiện nay, chúng tôi cũng đã hoàn thành rất nhiều dự án trong 5 ngành này, các quy trình công nghệ và phương pháp xử lý đã được chúng tôi xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm qua.
Mọi chi tiết và thắc mắc về công nghệ xử lý nước thải, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline để được hỗ trợ!