Top 5 vấn đề thắc mắc về hồ sơ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Hồ sơ môi trường là yêu cầu tất yếu và không thể thiếu để doanh nghiệp đi vào vận hành chính thức. Trong quá trình hoạt động, công ty môi trường Hợp Nhất tiếp nhận khá nhiều thắc mắc của quý doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề hồ sơ/thủ tục. Dưới đây là 5 vấn đề thắc mắc về hồ sơ môi trường được chúng tôi chọn lọc và trả lời chung đối với nhiều khách hàng khác. Mời bạn đọc theo dõi nhé!
1. Top 5 vấn đề thắc mắc về hồ sơ môi trường
Một doanh nghiệp để đi vào hoạt động, bên cạnh các hồ sơ khác thì hồ sơ môi trường cũng là một trong những thủ tục bắt buộc. Dưới đây là một số thắc mắc của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề này.
1.1. Hồ sơ môi trường nhà máy đã hoạt động - Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
Hỏi: Nhà máy của tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, nằm trong khu công nghiệp Tân Hương (tỉnh Tiền Giang), năm 2019 nhà máy đã UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đến nay không có sự thay đổi về quy mô, công suất. Vậy theo quy định mới tôi có phải làm hồ sơ môi trường nào nữa không?
Đáp: Căn cứ vào Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP hiện nay, nhà máy của bạn phải thực hiện Giấy Phép Môi Trường (dự án của bạn đến nay không có sự thay đổi gì về quy mô, công suất thì cơ quan cấp phép là UBND cấp Tỉnh). Bên cạnh đó bạn cũng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm.
1.2. Hồ sơ môi trường cơ sở chưa hoạt động - Cơ sở chế biến cà phê
Hỏi: Chúng tôi có kế hoạch xây dựng cơ sở chế biến cà phê ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 3 tháng tới. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng tôi xác định được mình thuộc đối tượng lập hồ sơ môi trường nào? Và căn cứ vào đâu để chúng tôi xác nhận được dự án bắt buộc phải thực hiện loại hồ sơ này?
Đáp: Theo như thông tin mà công ty bạn đã cung cấp, thì dự án chế biến cà phê của bạn chưa đi vào hoạt động. Tuy nhiên bạn chưa nêu rõ quy mô dự án và tổng số vốn đầu tư để Hợp Nhất có căn cứ tư vấn thông tin đầy đủ về trường hợp của bạn nên lập hồ sơ môi trường nào. Tuy nhiên, thông thường doanh nghiệp sẽ lập các hồ sơ môi trường sau đây:
Đăng ký môi trường (nếu cơ sở không có phát sinh bụi, khí thải, nước thải và chất thải nguy hại dưới 1.200kg/năm) hoặc Giấy phép môi trường (nếu cơ sở có phát sinh, bụi, khí thải, nước thải hoặc chất thải nguy hại lớn hơn 1.200kg/năm).
Nếu dự án của bạn thuộc đối tượng lập hồ sơ Đăng ký môi trường thì bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp về UBND cấp xã - nơi cơ sở hoạt động.
Nếu dự án của bạn thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường thì bạn cần xác định xem dự án của bạn thuộc nhóm mấy, cơ quan có thẩm quyền nào cấp phép (căn cứ vào Luật BVMT 2020, Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Luật đầu tư công 2019).
Ngoài ra, bạn cũng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm.
1. 3. Các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện
Đây là câu hỏi mà công ty môi trường Hợp Nhất thường xuyên tiếp nhận từ Khách hàng. Có khá nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này nên chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này như sau:
Đối với dự án chưa đi vào hoạt động, bên cạnh giấy chứng nhận đầu tư thì doanh nghiệp phải lập hồ sơ:
- Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường;
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Đối với dự án đã đi vào vận hành chính thức phải:
- Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường
- Hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường;
- Lập hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm.
1.4. Về việc lập lại báo cáo ĐTM nhà máy chế biến gỗ
Hỏi: Tôi có nhà máy chế biến gỗ tại Lâm Đồng với công suất 5.000 m3 sản phẩm/năm đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và năm 2017. Đến nay do nhu thị trường tăng cao nên nhà máy có mở rộng thêm nhà xưởng và tăng số lượng công nhân, máy móc so với nội dung trong ĐTM trước đây. Vậy tôi có thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo ĐTM theo quy định của nhà nước hay không?
Đáp: Theo Điểm a, Khoản 4, Điều 37 Luật BVMT 2020 và Khoản 2, Điều 27, Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
Với những thông tin cụ thể như trên, thì chủ dự án phải tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi dự án tăng quy mô sản xuất.
1. 5. Hồ sơ môi trường cao ốc văn phòng
Hỏi: Cao ốc văn phòng có tổng diện tích sàn xây dựng là 3.000m2 gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 11 tầng và tầng sân thượng tọa lạc tại quận 1, TP. HCM có phát sinh nước thải với công suất 10m3/ngày (đã xây dựng hệ thống xử lý). Cao ốc có công suất hoạt động tối đa là 150 người (bao gồm nhân viên làm việc tại cao ốc, nhân viên của các cơ sở thuê văn phòng và khách liên hệ). Vậy hiện nay cao ốc phải thực hiện hồ sơ môi trường nào?
Đáp: Với những thông tin bạn đã cung cấp, dự án có tiêu chí phân loại nhóm C (được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) và thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm III (Phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
=> Dự án thuộc đối tượng lập hồ sơ môi trường cấp Quận - Huyện (cụ thể là giấy phép môi trường UBND Quận 1 cấp phép).
2. Đơn vị chuyên tư vấn, tháo gỡ khó khăn về hồ sơ môi trường
Trên đây là một số thắc mắc về hồ sơ môi trường, nếu những thắc mắc và giải đáp ở trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin cho dự án của bạn, bạn có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất để được các chuyên viên giải đáp chi tiết về trường hợp dự án của bạn. Hợp Nhất đã có 12 năm kinh nghiệm trong tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường nên chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường trọn gói của Hợp Nhất được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và tiếp tục tái ký cho các dự án tiếp theo nhờ vào những ưu thế sau đây:
- Giúp doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hồ sơ môi trường;
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các thủ tục về môi trường;
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân công thực hiện;
- Hỗ trợ doanh nghiệp tận tình từ khi mới tiếp nhận dự án đến khi ra hồ sơ;
- Chi phí trọn gói, cạnh tranh.
Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện hồ sơ môi trường, vui lòng liên hệ Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc ĐỂ LẠI CÂU HỎI để được tư vấn cụ thể hơn