Top 6 cách để xử lý độ màu của nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh xử lý triệt để các yếu tố như BOD, COD, chất rắn, hạt lơ lửng, kim loại thì xử lý nước thải có độ màu là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Dưới đây là 6 cách xử lý độ màu tốt nhất và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo qua đặc trưng của từng phương pháp.
Giảm độ màu trong nước thải bằng phương pháp keo tụ
Màu sắc và độ đục là các vấn đề phổ biến của nước mặt so với nước ngầm. Nước thải này chủ yếu phát sinh từ những ngành công nghiệp đặc thù như dệt nhuộm, hóa chất. Vì thế xử lý thông qua quá trình keo tụ rất cần thiết để XLNT.
Nguyên tắc chung của keo tụ là sử dụng hóa chất để tách chất ô nhiễm thành bùn và lắng xuống. Quá trình này tạo ra nguồn nước tương đối tốt vì chất bẩn được thu lại và kết thành bông cặn. Bông có kết tủa càng lớn thì có sự liên kết không bền vững nên dễ dàng bể vụn, ngược lại bông kết tủa càng nhỏ thì không có khả năng lắng được.
Quá trình này giúp loại bỏ các chất ô nhiễm bằng việc giảm điện tích Zeta trên bề mặt hạt keo. Các hóa chất thường dùng là PAC, aluminium chloride, PAC là chất keo tụ phổ biến nhất vì hiệu suất cao và dễ sử dụng.
Giảm độ màu trong nước thải bằng phương pháp màng lọc
Màng là cách xử lý nước thải dựa trên nguyên tắc nước thải đi qua màng bán thấm cho phép phân tử nước đi qua và giữ lại tạp chất ô nhiễm, trong đó có độ màu cùng các chất lơ lửng. So với các cách khác, màng lọc dễ dàng thay thế và tích hợp nhiều tính năng như keo tụ, lọc, hấp phụ, nén ép hoặc chưng cất.
Hiện nay có rất nhiều màng lọc khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu/nhược điểm riêng để bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình. Trong đó có màng vi lọc, màng siêu lọc, màng nao và màng thẩm thấu ngược RO. Tất cả màng này đều có chức năng làm sạch nước và loại bỏ hết độ màu trong nước vô cùng tốt.
Phương pháp oxy hóa
So với các phương pháp khác, oxy hóa nâng cao được kỳ vọng sẽ xử lý triệt để nước thải và độ màu cao. Clo và hợp chất clo hoạt tính đem lại hiệu quả khi tách hydro sunfua, hydro sunfit, hợp chất metyl sunfit, phenol, xyanua. Sau quá trình này, hợp chất độc hại được tách riêng ra khỏi nước thải.
Phản ứng Fenton chuyển các chất khó phân hủy sinh học thành chất có khả năng phân hủy để tiếp tục qua các giai đoạn xử lý tiếp theo. Fenton có khả năng oxy hóa chất hữu cơ và vô cơ nên nó thường dùng để xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy, thực phẩm, hóa chất.
Giảm độ màu trong nước thải bằng phương pháp điện hóa
- Oxy hóa điện hóa: oxy hóa chất hữu cơ độc hại khó phân hủy nhờ VSV thành CO2 và H2O. Vật liệu anot đóng vai trò quan trọng trong quá trình điện phân giảm hiệu suất oxy hóa. Bằng cách dùng PbO2, SnO2 pha với Sb2O3 làm tăng điện thế oxy hóa.
- Keo tụ điện hóa: chủ yếu để xử lý nước thải có chứa màu hữu cơ khó phân hủy. Quá trình này chủ yếu dựa vào nguyên tắc hòa tan anot để hình thành hydroxit có hoạt tính cao để keo tụ chất ô nhiễm, nhất là chất màu hữu cơ.
- Tuyển nổi điện hóa: hình thành nhiều bong bóng khí kéo theo tạp chất và độ màu nổi lên trên mặt nước.
Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là phương pháp phổ biến để khử màu và vật liệu thường dùng nhất là than hoạt tính, zeolit, tro than, chitin, chitosan,…
Người ta thường dùng than hoạt tính để hấp phụ màu trong nước thải. Bên cạnh khả năng loại bỏ màu thì nó còn có khả năng khử được mùi hôi của nước thải rất tốt. Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong các HTXLNT công suất nhỏ để xử lý nước có độ màu cao.
Giảm độ màu trong nước thải bằng hóa chất
Hóa chất thường dùng để khử màu nước thải thường là phèn nhôm, phèn sắt hoặc sắt (II). Đặc trưng của các chất khử màu là nhựa cao phân tử, dễ hòa tan trong nước.
Bạn cần đơn vị hỗ trợ xử lý nước thải, Quý KH hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!