Top 6 cách xử lý nước ăn uống, sinh hoạt
Đã kiểm duyệt nội dung
Có khá nhiều các phương pháp được nghiên cứu và ứng dụng trong xử lý nước nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt là đối với các nguồn nước sử dụng trong mục đích ăn uống.
Thế nhưng, sử dụng cách xử lý nước nào vừa ứng các tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe con người và môi trường, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư. Nên ứng dụng phương pháp và công nghệ xử lý nước nào? Đây đã và đang trở thành bài toán khó với các doanh nghiệp và các hộ gia đình.
Với kinh nghiệm trong ngành xử lý môi trường, đặc biệt là lĩnh vực xử lý nước, công ty Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc và Quý khách hàng top 6 phương pháp xử lý nước có hiệu suất cao, chi phí phù hợp.
Xử lý nước phương pháp lắng/keo tụ
Đây là cách xử lý nước khá phố biến trong các ngành công nghiệp giặt tẩy, in, dệt nhuộm,…Để tăng hiệu suất và chất lượng, khi xử lý nước ăn uống người ta thông thường kết giữa 2 phương pháp lắng và keo tụ.
Khi kết hợp 2 phương pháp này, các chất rắn lơ lững sẽ được liên kết với nhau thành các hạt có kích thước lớn, nâng cao hiệu quả của quá trình lắng. Một số chất keo tụ đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Polymer, muối sắt, muối nhôm,…
Ứng dụng các phương pháp lọc để xử lý nước
Lọc tự nhiên qua hồ, sông, suối
Đây là mô hình lọc sử dụng đất làm vật liệu lọc, khi ngấm qua đất các thành phần chất ô nhiễm sẽ được giữ lại và nước ngầm là kết quả của phương pháp này.
Lọc cát
Bể lọc cát là phương pháp truyền thống được hình thành và phát triển từ thế kỷ 19 cho đến nay. Với cách xử lý nước này thì nguồn nước được đổ ngập trên bề mặt các lớp lọc, dưới tác động của nước thì cát ẩm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tạo lên một lớp màng, thường gọi là màng nguyên sinh. Lớp màng này đóng vai trò giữ lại và phân hủy các hạt chất rắn lơ lửng trong nước.
Xử lý nước bằng màng lọc
Sử dụng màng lọc RO thẩm thấu ngược là công nghệ xử lý nước thông dụng và cho hiệu suất khá cao so với các phương pháp khác. Sử dụng cơ năng và điện năng để duy trì một áp lực khiến các lỗ xốp trên bề mặt màng có kích thước siêu nhỏ giúp loại bỏ phần lớn các thành phần chất ô nhiễm lẫn trong nguồn nước.
Ngoài ra, cũng còn một số phương pháp lọc khác như: Nano, UF, NF, ED, MF,…
Phương pháp hấp phụ
Sử dụng một số nguyên liệu hấp thụ như than hoạt tính để hấp phụ và loại bỏ các chất hữu cơ lẫn trong nước, cách xử lý nước này được ứng dụng đối với một số nguồn nước khó xử lý trong các bể lắng lọc. Ngoài ra, giải pháp này cũng đạt hiệu suất cao trong xử lý mùi, màu nguồn nước.
Phương pháp khử trùng trong xử lý nước
Để đảm bảo chất lượng nguồn nước an toàn với sức khỏe con người, phương pháp khử trùng thường được ứng dụng. Hóa học và vật lý là 2 cách khử trùng phổ biến nhất hiện nay.
Với vai trò khử khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn có hại xử lý nước bằng phương pháp khử trùng được đánh giá là một công đoạn đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống.
Phương pháp khử sắt trong nước ngầm
Đối với các nguồn nước ngầm, nhiễm sắt là tình trạng dễ thấy đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Dựa vào đặc tính và phản ứng hóa học mà các công nghê khử sắt bằng giàn mưa theo sơ đồ:
4Fe(HCO3)2 + O2 + H2O à 4Fe(OH)3↓ + 8CO2↑
Hy vọng rằng với 6 cách xử lý nước này, chất lượng nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất sẽ được cải thiện. Và công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng trong các dự án xử lý các nguồn nước ô nhiễm!