Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Top 8 con sông ô nhiễm nhất thế giới


1328 Lượt xem - Update nội dung: 23-11-2021 06:08

Đã kiểm duyệt nội dung

Có khoảng 80% nước thải ô nhiễm từ hộ gia đình, thành phố, công nghiệp, nông nghiệp chảy ra sông, biển mà không được xử lý hoặc tái sử dụng đã tác động rất lớn đến môi trường. Trong số đó, nhiều con sông trên thế giới trở thành nạn nhân của việc này.

Top 8 con sông ô nhiễm nhất thế giới

Sông Matanza (Argentina):

  • Với chiều dài hơn 64 km người bản xứ coi nó là con sông có mức độ ô nhiễm cao vì nó tiếp nhận lượng lớn chất thải từ các lò mổ, xưởng thuộc da khiến nhiều hóa chất và kim loại nặng (asen, chrome, thủy ngân, đồng), ngay cả nước thải sinh hoạt cũng thải vào dòng sông.
  • Nổi tiếng với mùi hôi thối, nhiều loài sinh vật không thể sinh sống được mà kể từ năm 2013 sông Matanza đã được xếp vào một trong những sông ô nhiễm nhất thế giới.

Sông Marilao (Philippines):

  • Hầu như ở đây người ta không xử lý nước thải dệt nhuộm, sinh hoạt, nước thải lò giết mổ và nước rỉ rác từ các bãi rác đô thị làm mất đi sự hiện diện của oxy trong nước khiến sông không có bất kỳ sự sống nào tồn tại.
  • Chính quyền địa phương đang nỗ lực kêu gọi doanh nghiệp XLNT công nghiệp, giải quyết tình trạng ô nhiễm và hỗ trợ tài chính để phục hồi con sông trong tương lai.

Sông Sarno (Nam Ý):

  • Đây là con sông thuộc quốc gia ở châu Âu có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, được xếp hạng là một trong những con sông tồi tệ nhất thế giới vì nó là nơi chứa chất thải từ nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
  • Người ta dễ dàng nhìn thấy các vết dầu, bọt hóa chất trên bề mặt từ khoảng cách rất xa.

Top 8 con sông ô nhiễm nhất thế giới

Sông Mississippi (Mỹ):

  • Mặc dù là con sông lớn nhất thế giới nhưng Mississippi cũng khó tránh khỏi ô nhiễm do chất thải từ các vùng sản xuất nông nghiệp.
  • Các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình nông nghiệp như nito, photpho từ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…

Sông Citarum (Indonesia):

  • Nổi tiếng với mức độ ô nhiễm, Citarum với hàm lượng chì lớn vượt mức cho phép  tạo ra những bất lợi đối với hàng triệu người dân sống xung quanh và cả khu vực đánh bắt cá.
  • Nguồn gây ô nhiễm không phải là người dân mà do những công ty sản xuất mà nước thải của họ chưa được xử lý đúng cách. Chất thải tìm thấy trong dòng nước không những chứa chất độc hại mà nghiêm trọng hơn màu nước sông thay đổi rõ rệt.

Sông Hoàng Hà (Trung Quốc):

  • Là sông dài nhất, nơi khai sinh ra nền văn minh ở Trung Quốc. Nhưng vì quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển mà màu sắc sông không ngừng thay đổi.
  • Không ngạc nhiên mấy khi nước sông ở đây không được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vì có hơn 4 tỷ nước thải không được xử lý mà đổ trực tiếp ra sông.

Sông Hằng (Ấn Độ):

  • Mặc dù người theo đạo Hindu xem sông Hằng như thần dược, là tín ngưỡng nhưng không thể phủ nhận nó là con sông bị ô nhiễm nhất thế giới.
  • Nước thải từ 25 thành phố cùng với hàng loạt nhà máy, nhà xưởng hoạt động nhưng chưa được xử lý đúng cách khiến con sông rơi vào tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Cải thiện vấn đề XLNT trên toàn cầu

Đối với những khu vực chưa có HTXLNT thì cần xây dựng, thi công và lắp đặt hệ thống phù hợp với lưu lượng, loại nước thải, mức độ ô nhiễm. Hoặc lượng lớn nước thải sau khi được xử lý trong các nhà máy có thể tái sử dụng cho các mục đích tưới tiêu hoặc công nghiệp mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Ngành công nghiệp sử dụng đến 22% nguồn nước, trong khi tỷ lệ sử dụng trong vòng 10 – 20 năm tới sẽ tăng gấp 5 lần. Do đó cần quan tâm hơn đến việc tái chế, tái sử dụng nước thải để cân bằng các vấn đề tài chính cho doanh nghiệp. Nước thải đô thị ở nhiều quốc gia thu nhập thấp cần tập trung xử lý nước thải để cải thiện hiệu quả, tránh tình trạng xả thải vào nguồn nước mặt.

Còn với nước thải nông nghiệp vì tình trạng thiếu nước và chi phí cao nên nhiều quốc gia có xu hướng nghiêng về sử dụng lại nước thải đã qua xử lý. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phù hợp, nước mặt/nước ngầm sẽ bị ô nhiễm trong quá trình tưới tiêu. Như vậy để BVMT, chúng ta cần đảm bảo XLNT thân thiện với môi trường nhằm khai thác hết tiềm năng tái sử dụng nước thải.

Liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất để có thêm những cách xử lý nước thải, khí thải, nước cấp,...!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:06 29-11-2024)
Chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất đặc điểm nước thải và quy trình xử lý nước thải sản xuất gia vị ...
(09:07 29-11-2024)
Làm giấy phép môi trường được hiểu là việc làm tuân thủ theo quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường theo ...
(16:13 28-11-2024)
Việc lập giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến thức ăn thủy sản yêu cầu phải có nhiều thông tin về các giấy ...
(11:23 28-11-2024)
Đối với hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày, diện tích lắp đặt, xây dựng có thể chiếm diện tích 50m2.
(11:17 28-11-2024)
Khi đi vào vận hành, dự kiến có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải tối đa là 63m3/ngày, nước thải chủ ...
(10:00 27-11-2024)
Ngoài nước thải sản xuất thì còn có nước thải phát sinh từ hệ thống lọc nước RO, nước vệ sinh máy móc, nhà ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768