Top 8 hệ thống xử lý nước thải cho hiệu suất cao
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhu cầu xử lý nước thải được nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, KCN, tòa nhà, chung cư, bệnh viện, trường học ngày càng cao với đầy đủ các tiêu chí quan trọng để thiết kế hệ thống hoàn chỉnh nhất. Dưới đây là đặc điểm của các HTXLNT tốt nhất và tiết kiệm chi phí nhất, mời bạn cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua nhé!
Hệ thống xử lý nước thải tốt
Một hệ thống xử lý nước thải tốt chỉ được hình thành khi nó được xây dựng hoàn chỉnh, đầy đủ các công trình bộ phận cần thiết, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa giai đoạn này đến quy trình khác và tích hợp nhiều công nghệ nổi bật. Và các hệ thống này đòi hỏi phải hoạt động ổn định, tuổi thọ cao và bền vững để phù hợp hơn với sự biến động từ lưu lượng nước thải đầu vào.
Khả năng của những hệ thống này:
- Có khả năng xử lý hết những chất ô nhiễm trong nguồn nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải.
- Chi phí xây dựng và lắp đặt hệ thống tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo xử lý sạch nước thải.
- Đòi hỏi phải có người vận hành có kinh nghiệm và chuyên môn để tránh phát sinh sự cố.
- Dễ dàng nâng cấp, bảo trì và cải tạo hệ thống xử lý nước thải để phù hợp hơn với chất lượng nguồn nước.
- Hệ thống đảm bảo loại bỏ những chất thải như TSS, BOD, COD, mầm bệnh, kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, vô cơ, dung môi,…
8 HTXLNT tốt và tiết kiệm chi phí nhất
Hệ thống điều lưu
- Giúp ổn định giai đoạn xử lý kế tiếp khi kiểm soát tốt biến động về đặc tính nguồn thải.
- Hạn chế sự biến động chất hữu cơ đến hoạt động của VSV trong bể sinh học.
- Duy trì lưu lượng nước thải mức ổn định vì nước được chứa tại bể điều lưu nên giảm tối đa những tác động đến môi trường.
- Kiểm soát tốt giá trị pH cũng như giữ lại chất độc hại trong quá trình xử lý sinh học.
Hệ thống trung hòa
pH là yếu tố quan trọng để quá trình xử lý nước thải sinh học diễn ra thuận lợi và có kết quả cao. Tuy nhiên, nước thải thường có pH dao động bất thường nên tiến hành trung hòa. Vậy làm thế nào để trung hòa nước thải?
- Trung hòa nước thải có tính axit và bazo: đòi hỏi bể trung hòa phải đủ lớn.
- Trung hòa nước thải axit: sử dụng đá vôi để trung hòa và tách vôi bằng cách lắng.
- Trung hòa nước thải kiềm: sục khí CO2 vào nước để hình thành axit cacbonic và trung hòa nước thải.
Hệ thống keo tụ - tạo bông
- Sử dụng hóa chất keo tụ để liên kết chất rắn lơ lửng và hạt keo thành hạt có kích thước lớn.
- Thêm hóa chất như phèn để tăng sự kết dính giữa các hạt thành bông cặn lớn nên dễ dàng loại bỏ bằng cách lắng cặn.
- Chất tạo bông thường dùng là chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ để cải thiện đáng kể khả năng tạo bông.
Hệ thống kết tủa
- Loại bỏ các kết tủa hydroxit của kim loại nặng ra khỏi nước.
- Trung hòa pH bằng bazo giúp kim loại hòa tan hoàn toàn trong nước.
- Quá trình kết tủa cũng tham gia quá trình khử photphat.
Hệ thống xử lý cấp 3
- Lọc: loại bỏ chất rắn và bông cặn dựa trên nguyên tắc cho nước thải đi qua lớp vật liệu có lỗ rỗng, các chất có kích thước lớn sẽ bị giữ lại. Trong quy trình xử lý nước thải sẽ áp dụng nhiều bể lọc khác nhau.
- Hấp phụ: loại bỏ chất hữu cơ dựa trên nguyên tắc sử dụng chất hấp phụ giữ lại chất hòa tan trên bề mặt. Than hoạt tính thường được ứng dụng nhiều nhất vì khả năng khử COD, màu.
- Trao đổi ion: loại bỏ cation và anion dựa trên nguyên tắc thuận nghịch. Hiệu quả kinh tế của phương pháp này phụ thuộc vào khả năng trao đổi ion và lượng chất tái sinh cần sử dụng.
Hệ thống bể lắng
- Dựa vào tỷ trọng nước, chất rắn lơ lửng cùng nhiều chất ô nhiễm khác nhau mà áp dụng cách lắng thích hợp.
- Bể lắng thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn.
- Có thể kết hợp với quá trình tạo bông cặn khi có sự tham gia của các hóa chất xlnt để cải thiện hiệu suất lắng.
Hệ thống tuyển nổi
- Là hệ thống loại bỏ dầu mỡ, chất rắn hoặc cô đặc và loại bỏ bùn.
- Sự hiện diện của lượng không khí đủ lớn dưới áp suất tự nhiên hình thành bọt khí kết dính với dầu mỡ, chất rắn nổi lên trên mặt nước và gạt chúng ra khỏi nước.
Hệ thống sục khí
- VSV sử dụng oxy để oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ để tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
- Phương pháp này thích hợp đối với nước sinh hoạt nhưng lại bị hạn chế cho quy trình xử lý nước thải công nghiệp như nhà máy giấy thường thiếu N, P nhưng hàm lượng cacbon cao nên cần bổ sung 2 chất này để vi khuẩn hoạt động tốt hơn.
- Bể hiếu khí thường thiết kế theo kiểu bùn hoạt tính và bể lắng.
Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được công ty môi trường Hợp Nhất tư vấn miễn phí nhé!