Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Top quốc gia sản xuất điện và năng lượng gió


1569 Lượt xem - Update nội dung: 08-04-2021 07:04

Đã kiểm duyệt nội dung

Than đá vẫn duy trì nguồn sản xuất điện chủ yếu cho nhiều quốc gia trên thế giới, bất chấp sự gia tăng của nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, nhiều khu vực khai thác có hiệu quả nguồn năng lượng gió thay thế hoàn toàn cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.

Vậy các quốc gia nào dẫn đầu về việc sản xuất điện từ các nhà máy nhiệt điện than và tăng cường khai thác nguồn năng lượng tái tạo? moitruonghopnhat.com sẽ chia sẻ tới bạn đọc những vấn đề này!

Top 5 quốc gia công suất nhiệt điện than lớn

Trung Quốc:

  • Họ sở hữu nhiều nhà máy nhiệt điện than lớn nhất thế giới với sản lượng sản xuất 4.360 TWh.
  • Họ cũng sở hữu nhiều mỏ than lớn, ước tính trữ lượng than khai thác khoảng 3,2 tỷ tấn.

Mỹ:

  • Quốc gia này đứng thứ 2 thế giới về quốc gia sản xuất điện từ than đá với công suất 1.314 TWh, đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng điện trên toàn quốc gia.
  • Họ có mỏ than North Antelope Rochelle với trữ lượng gần 1,9 tỷ tấn.

Ấn Độ:

  • Bất chấp nỗ lực tăng nhu cầu năng lượng tái tạo, Ấn Độ vẫn “duy trì” hơn 60% tổng lượng điện từ than đá.
  • Nhiều dự án nhiệt điện than ở đây hoạt động hết công suất với nỗ lực cấp cho mạng lưới điện quốc gia.

https://moitruonghopnhat.com/

Nhật Bản:

  • Các nhà máy điện than chiếm 32,3% tổng sản lượng, với 342,5 TWh.
  • Tính đến năm 2018, Nhật Bản có gần 90 nhà máy nhiệt điện than, dự kiến họ sẽ bổ sung thêm 30 nhà máy điện than mới.

Hàn Quốc:

  • Nằm trong danh sách, Hàn Quốc cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong sản xuất điện than với sản lượng khoảng 264,4 TWh.
  • Hiện tại, Hàn Quốc đang nỗ lực đóng cửa nhiều nhà máy nhiệt điện than vì những tác động xấu đến môi trường xung quanh như gây ô nhiễm không khí và nước ngày càng nghiêm trọng.

Top 5 quốc gia sở hữu năng lượng gió lớn

Công suất năng lượng gió không ngừng tăng lên chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang giải pháp thay thế cacbon thấp. Nhiều quốc gia nỗ lực giảm lượng khí thải và hạn chế sự nóng lên toàn cầu dựa vào việc phát triển điện gió. Với tuabin cố định lắp đặt ở nhiều quy mô, năm 2020, điện gió toàn cầu đạt được khoảng 743 gigawatt (GW).

Điều này đủ để tránh 1,1 tỷ tấn CO2 trên toàn cầu. Tuy nhiên thị trường gió đang tiếp tục phát triển nhiều ngành công nghiệp cũng như giảm chi phí xử lý. Dưới đây là 5 quốc gia hàng đầu đã lắp đặt nhiều công suất năng lượng gió lớn nhất:

Trung Quốc:

  • Cũng như nhiệt điện than, Trung Quốc có công suất năng lượng gió lớn nhất thế giới với 288 GW gồm 278 GW rơi vào gió trên bờ và 10 GW còn lại ở ngoài khơi.
  • Mặc dù công suất điện gió (hay năng lượng mặt trời) lớn nhưng thị trường kinh tế Trung Quốc vẫn chiếm 53% lượng điện đốt than trên thế giới.

Hoa Kỳ:

  • Vào năm 2020, công suất gió lắp đặt đạt 122 GW chỉ đứng sau Trung Quốc và tăng 85% so với cùng kỳ năm trước.
  • Texas là thành phố dẫn đầu ở Hoa Kỳ trong sản xuất điện gió.

Đức:

  • Ở khu vực châu Âu, Đức là quốc gia triển khai năng lượng gió với công suất lắp đặt 63 GW với 55 GW trên bờ và 7,7 GW ngoài khơi.
  • Đức đặt mục tiêu cung cấp 65% tổng lượng điện tiêu thụ từ nguồn tái tạo vào năm 2030 với 71 GW công suất trên bờ và 20 GW lắp đặt ngoài khơi.

Ấn Độ:

  • Quốc gia này không có công suất lắp đặt ngoài khơi nhưng chiếm 39 GW năng lượng gió trên bờ.
  • Trước tình trạng gián đoạn do Covid-19, họ triển khai mục tiêu đạt 5 GW vào năm 2022 và 30 GW vào năm 2030.

Tây Ban Nha:

  • Gió là nguồn sản xuất nguồn điện tái tạo hàng đầu của nước này với công suất 27 GW.
  • Tây Ban Nha đang có tham vọng phát triển nhiều dự án ngoài khơi để tăng thêm 2 GW .

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:34 12-09-2024)
Quy trình xử lý nước thải ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra như thế nào? Công nghệ và phương ...
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768