TP.HCM và các vấn đề về xử lý bùn thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải và xử lý bùn ở Tp.HCM ngày càng ứng dụng nhiều giải pháp mang tính an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Trong tương lai, họ sẽ chú trọng hơn đến việc tái sử dụng nước thải và bùn thải để thu hồi nguồn tài nguyên hữu ích.
Vấn đề thu gom và xử lý bùn thải
Tp. HCM có hàng chục nhà máy xử lý nước thải và hàng trăm trạm xử lý nước thải với nhiều công suất khác nhau. Số lượng nhà máy đi vào vận hành chính thức góp phần xử lý nguồn thải với khối lượng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức liên quan đến các việc xử lý bùn thải. Chưa kể hơn 80% các hộ gia đình còn sử dụng bể tự hoại nhà vệ sinh truyền thống.
Hiện nay, TP. HCM ứng dụng công nghệ ủ hiếu khí bùn thải chế biến thành phân hữu cơ. Còn phần bùn từ bể tự hoại được xử lý bằng phương pháp sinh học và làm nguyên liệu phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, một phần bùn thải được thải ra ngoài môi trường cũng làm ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bùn thải được thu gom từ mạng lưới thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị vận chuyển đến bãi chôn lấp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Lượng bùn thải ngày càng tăng nhưng chưa áp dụng biện pháp xử lý môi trường hiệu quả và triệt để. Các công nghệ này còn lạc hậu chưa đáp ứng khối lượng bùn thải và chưa đảm bảo an toàn cho các yếu tố môi trường xung quanh.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi hơn. Nhiều công nghệ ủ còn lạc hậu, nguồn đầu tư, lựa chọn công nghệ, công tác quản lý vận hành trở thành thách thức lớn. Người ta ưu tiên phương pháp xử lý hiệu quả, ít tiêu hao năng lượng, giảm chi phí vận hành, bảo trì và tái sử dụng nguồn năng lượng sẵn có.
Ứng dụng công nghệ xử lý bùn thải thân thiện
Bùn thải từ các hệ thống XLNT là chất thải chứa VSV có lợi và có hại. Để giải quyết loại chất thải này, phía Công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản) đề xuất công nghệ xử lý lên men bùn thải để thu hoàn toàn khí biogas làm nhiên liệu. Ước tính 1 m3 bùn thải sẽ tạo ra đến 7 m3 khí metan cần thiết.
Đối với cặn lên men, người ta tận dụng làm phân bón lỏng cho nông nghiệp. Loại bùn này thường chứa COD, VSV, PP cao. Các chỉ số COD tăng cao giúp quá trình sản sinh ra khí metan cũng tăng theo. Còn hàm lượng photpho trong bùn thải thường dao động từ 1 – 10 mg/lít nên rất thuận lợi để sử dụng làm phân bón sinh học.
Công nghệ ủ bùn kỵ khí lên men có ưu điểm xử lý toàn bộ lượng bùn thải, phù hợp với quy hoạch tái chế chất thải đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định lâu dài. TP. HCM cũng đánh giá cao công nghệ xử lý này vì tính thân thiện với môi trường, tái chế để thu hồi năng lượng và làm phân composite.
Ưu tiên nhà máy XLNT có khả năng tái sử dụng bùn thải
So với các quy trình xử lý nước thải truyền thống, các HTXLNT hiện đại chú trọng hơn đến chức năng thu hồi năng lượng, khả năng sản xuất khí sinh học đạt 60 -70% và lượng bùn thải ra cũng thấp hơn từ 25 – 30%. Giai đoạn phân hủy kỵ khí giúp cho việc tái sử dụng bùn thải tốt hơn. Việc chuyển đổi bùn thải thành năng lượng giúp bù lại cho chi phí vận hành.
Các thiết bị xử lý nước thải hiện nay cũng dần được cải tiến tách nước và chất cặn với giá thành thấp. Phần nước sạch được tái sử dụng hoặc thải ra nguồn tiếp nhận. Phần bùn thu được vận chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy xử lý bùn thành phân bón hoặc làm nguyên vật liệu xây dựng.
Bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải như thế này, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí vận hành, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và giảm mùi ảnh hưởng đến không khí xung quanh.
Xem thêm về cách xử lý nước thải giặt tẩy!