Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Trồng 3 tỷ cây xanh bảo tồn đa dạng sinh học


1350 Lượt xem - Update nội dung: 04-06-2020 09:45

Đã kiểm duyệt nội dung

Vừa qua Ủy ban châu Âu kêu gọi trồng thêm 3 tỷ cây xanh để giải quyết các khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu. Mục tiêu và phương án chống khủng hoảng đa dạng sinh học của năm 2020 là gì?

Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề này!

Mục tiêu chiến lược nhờ Ngày đa dạng sinh học năm 2020

Chủ đề ngày đa dạng sinh học năm 2002 “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên” trở thành thông điệp gắn kết con người sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên để tạo tinh thần sống tích cực, bảo vệ sự tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quá trình phát triển bền vững.

trồng 3 tỷ cây xanh, bảo tồn sinh học, trồng cây bảo tồn đa dạng sinh học

Sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam có nhiều lợi thế hình thành hệ thống đa dạng sinh học phong phú. Ghi nhận thực tế, nước ta có hơn 13.200 loài thực vật cạn, hơn 10.000 loài động vật và hơn 3.000 loài thủy sinh. Thế nhưng vì những tác động trực tiếp từ con người, công tác bảo tồn chưa được chú trọng đe dọa nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và buôn bán trái phép.

Quá trình suy giảm nền đa dạng sinh học của Việt Nam có xu hướng tăng lên vì thực trạng săn bắt, buôn bán và giết các loài hoang dã khiến số lượng loài quý hiếm bị thu hẹp, phá vỡ các cấu trúc đa dạng sinh học.

Do đó, Bộ TNMT đề nghị cơ quan và UBND các tỉnh, thành phố tập trung phổ biến đến cán bộ và người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn sự đa dạng sinh học, phổ biến giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cần xây dựng kế hoạch quy hoạch bằng cách áp dụng giải pháp giữ gìn thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái với các công trình xây dựng có hiệu quả trong môi trường tự nhiên.

Giải pháp chống khủng hoảng đa dạng sinh học bằng 3 tỷ cây xanh

Liên minh EU thừa nhận việc bảo tồn đa dạng sinh học chưa hoàn thiện, chỉ khôi phục ở quy mô nhỏ, thực thi pháp luật vẫn chưa hiệu quả. Năm 2020 diễn ra 2 sự kiện quan trọng:

  • Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc giải quyết khủng hoảng của con người với thiên nhiên, cơ hội kết hợp các giải pháp về bảo vệ thiên nhiên và hành động vì khí hậu toàn cầu.
  • Cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên (COP15) cho Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học ở Côn Minh (Trung Quốc) là cơ hội phục hồi hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc (2021 – 2030) nhằm tăng cường và ngăn chặn sự suy thoái và chống biến đổi khí hậu, bảo vệ an ninh lương thực và tài nguyên nước.

Tiếp theo, chiến lược mới kêu gọi chuyển gần 1/3 đất liền và biển của EU thành các khu bảo tồn. Ủy ban châu ÂU cho biết trong 26% đất đai và 11% biển phân loại thành khu bảo tồn chưa đủ để giải quyết tình trạng xuống cấp của thế giới tự nhiên và còn tồn tại nhiều sự đe dọa đến nguy cơ tuyệt chủng của một số loài chim và động vật.

trồng 3 tỷ cây xanh, bảo tồn sinh học, trồng cây bảo tồn đa dạng sinh học

Nhiều mục tiêu của chương trình trong việc bảo vệ quần thể chim di cư rất khó thực hiện vì không biện pháp tiếp cận. Bên cạnh đó, dự thảo kế hoạch kêu gọi EU nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách ngoại giao. Tuy nhiên, cuộc chiến nỗ lực giải quyết khủng hoảng đa dạng sinh học dưới sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc chưa thực sự hiệu quả để ngăn chặn sự mất mát của đa dạng sinh học.

Đặc biệt, Ủy ban châu Âu đang cố gắng giải quyết khủng hoảng đa dạng sinh học bằng việc kêu gọi trồng 3 tỷ cây xanh đến năm 2030. Đồng thời vạch kế hoạch bảo vệ các khu rừng nguyên sinh của lục địa cuối cùng ở EU vì hoạt động khai thác gỗ trái pháp luật của con người gây ra làm suy giảm số lượng cây xanh đáng kể. Theo cảnh báo từ các nhà môi trường, cần chú trọng trồng 3 tỷ cây xanh phải được tìm hiểu kỹ lưỡng, trực quan và tôn trọng các nguyên tắc sinh thái tự nhiên.

Ngoài việc trồng 3 tỷ cây xanh, các quốc gia châu Âu tập trung lập bản đồ, giám sát và bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng nguyên sinh. Với tác dụng như tấm chắn tự nhiên để chống lại biến đổi khí hậu nhưng lại bị các công ty khai thác gỗ khai thác cạn kiệt. Còn ở Thụy Điển và Latvia không thực hiện chỉ thị EU về bảo vệ chim và sinh cảnh, Malta không bảo tồn cá ngừ vây xanh; Pháp, Síp và Litva không đưa tiêu chuẩn ô nhiễm không khí EU vào luật quốc gia.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Hòa Bình Xanh Ba Lan Marta Grundland để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng ta cần giải quyết trước cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học – mối đe dọa lớn thứ hai mà cả thế giới đang phải đối mặt.

Xem thêm bài viết về dịch vụ xử lý khí thải tại đây!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768