Trường hợp nào cần lập lại hồ sơ ĐTM?
Đã kiểm duyệt nội dung
Câu hỏi: Trường hợp dự án đã lập đtm trong khoảng thời gian 10 năm. Cho đến nay, công ty muốn mở rộng quy mô, công suất hoạt động. Tuy nhiên, mức thay đổi này lại khiến công ty thuộc đối tượng phải lập ĐTM. Vậy công ty phải lập báo cáo ĐTM trình lên cơ quan thẩm định, phê duyệt không?
Hiện công ty này đang được nhận ý kiến. Thứ nhất Công ty phải làm lại ĐTM vì một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo ĐTM duy nhất. Thứ hai, Công ty chỉ cần lập kế hoạch cho phần nội dung thay đổi mới và độc lập với cái cũ. Nếu làm lại ĐTM thì công ty phải thực hiện như thế nào? Căn cứ vào đâu?
Quy định về các trường hợp cần lập lại ĐTM
Với trường hợp này, Công ty môi trường Hợp Nhất xin trả lời một số thắc mắc của công ty như sau:
Căn cứ theo quy định Khoản 1, Điều 20 của Luật BVMT 2014 thì chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong trường hợp dưới đây:
- Dự án không được triển khai trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm ĐTM được phê duyệt.
- Địa điểm thực hiện của dự án có sự thay đổi so với phương án trong báo cáo đtm đã được phê duyệt.
- Dự án tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu tới môi trường so với phương án trong ĐTM đã phê duyệt.
Căn cứ theo Điều 15 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định lại trường hợp lập lại ĐTM thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
- Chủ dự án có ý định tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý của các công trình BVMT.
- Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án, thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường.
- Dự án có ý định mở rộng quy mô đầu tư của KCN bổ sung vào KCN các ngành nghề đầu tư thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao có quy định tại Nhóm I và IIa Mục I của Phụ lục Nghị định 40.
Làm sao để lập lại hồ sơ ĐTM?
Chủ dự án thuộc trường hợp chậm triển khai, thay đổi địa điểm, tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ chỉ được phép thay đổi sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Và chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại những trường hợp trên phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo ĐTM. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM sau sẽ thay thế hoàn toàn cho quyết định phê duyệt trước đó.
Đồng thời, việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt bằng hình thức lấy ý kiến.
Như vậy, đối với trường hợp nêu trên, với việc công ty muốn mở rộng quy mô, công suất hoạt động nhưng vẫn nằm trong phạm vi thực hiện của dự án thuộc các trường hợp nêu trên thì phải lập lại báo cáo ĐTM trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền.
Hoặc sự điều chỉnh quy mô, công suất, công nghệ tăng tác động xấu đến môi trường so với ĐTM đã phê duyệt trước đó nhưng chưa đến mức phải lập lại ĐTM thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận từ cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.