Tư Vấn Làm Giấy Phép Môi Trường Phòng Khám
Đã kiểm duyệt nội dung
Khác với bệnh viện, phòng khám thường có quy mô nhỏ, lượng nước thải xả ra môi trường cũng ít hơn. Vậy phòng khám có phải lập giấy phép môi trường không? Môi trường Hợp Nhất mời các bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây.
1. Phòng khám có quy mô như thế nào thì phải lập giấy phép môi trường?
Theo quy định hiện nay, phòng khám, chữa bệnh không lưu trú nếu không có các tiêu chí về môi trường tương đương với các dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải trước khi xả ra môi trường thì không thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường (quy định tại Điều 39, Luật BVMT 2020) mà phải thực hiện đăng ký môi trường (quy định tại điều 49, Luật BVMT 2020).
2. Vậy phòng khám phải lập giấy môi trường trong trường hợp nào?
Phòng khám có phát sinh nước thải trên 5m3 hoặc có phát sinh chất thải nguy hại > 1.200kg/năm
Đặc biệt nước thải y tế là loại nước thải nằm trong danh sách những chất thải nguy hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường nên cần phải có hệ thống xử lý trước khi xả ra môi trường.
Chủ đầu tư cần lưu ý các thông tin trên để thực hiện hồ sơ môi trường và xây dựng công trình bảo vệ môi trường theo đúng quy định để tránh bị xử phạt.
3. Quy trình thực hiện giấy phép môi trường phòng khám
Quy trình lập giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 3, Điều 43, Luật BVMT 2020:
- Chủ dự án đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp GPMT đến cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ có thể được gửi trực tiếp qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT.
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế thông tin của dự án, tổ chức hội đồng thẩm định.
- Chủ đầu tư chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu của hội đồng.
- Chờ xét duyệt và cấp giấy phép.
4. Tại sao phòng khám cần lập giấy phép môi trường theo quy định?
Kể từ khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành, giấy phép môi trường trở thành hồ sơ môi trường quan trọng, là công cụ pháp lý để cơ quan Nhà nước quản lý công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Theo quy định, cuối năm 2024 là hết hạn thực hiện giấy phép môi trường, vì vậy các dự án thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường cần thực hiện nhanh chóng để tránh bị trễ hạn và bị xử phạt.
Việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực đối với khách hàng, đối tác và cộng đồng mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro về tài chính. Bởi theo quy định hiện nay việc không có giấy phép môi trường hoặc các công trình bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt rất nghiêm trọng.
Vì vậy, ngay lúc này nếu Anh/Chị đang cần tư vấn lập giấy phép môi trường phòng khám, cơ sở y tế của mình, hãy liên hệ công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhiều thông tin cụ thể hơn.