Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tư Vấn Lập ĐTM - Đánh Giá Tác Động Môi Trường Cho Dự Án


46674 Lượt xem - Update nội dung: 28-03-2024 08:36

Đã kiểm duyệt nội dung

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp rơi vào thế khó là dự án bị ngưng trệ, không thể vận hành sản xuất, đi vào hoạt động trong khi đã tập hợp đầy đủ nguồn vốn, nguồn nhân lực và hệ thống quản lý do thiếu các thông tin về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Như vậy có thể thấy việc lập ĐTM giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình môi trường trong việc dễ dàng quản lý các nguồn chất thải khác nhau.

Dịch vụ viết - lập ĐTM

1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì? 

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có tên tiếng anh là Environmental Impact Assessment: là việc phân tích, đánh giá, nhận định, dự báo những tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Việc này giúp chủ đầu tư dự án:

  • Hướng đến sự phát triển bền vững giúp quản lý và hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường;
  • Là công cụ đề ra phương án giải quyết các vấn đề về môi trường;
  • Chủ động trong việc kiểm soát tình hình chất thải, nước thải, khí thải;
  • Giúp liên kết và hình thành mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các Cơ quan Nhà nước.

2. Khi nào cần phải lập ĐTM?

Căn cứ vào Điều 31, luật bảo vệ môi trường năm 2020, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương. Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị dự án, trước khi xây dựng và đưa máy móc, thiết bị vào hoạt động thì chủ đầu tư dự án cần phải lập ĐTM.

báo cáo đánh giá tác động môi trường

 2.1. Đối tượng phải viết báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Khoản 1, Điều 30, Luật BVMT 2020, các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Dự án đầu tư thuộc nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật này;
  • Dự án đầu tư thuộc nhóm II quy định tại điểm c,d,đ,e, Khoản 4, Điều 28 của Luật này. 

2.2. Hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án

Hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Giấy phép quyền sở hữu đất;
  • Sơ đồ bản vẽ tổng thể;
  • Một văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục 2.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT);
  • Bảy bản sao đánh giá tác động môi trường từ án dựa theo hình thức trang bìa, cấu trúc, nội dung,… (theo Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT);
  • Một bản báo cáo lập ĐTM dự án đầu tư.

gọi nhanh hotline

3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ĐTM

Dưới đây là 4 cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Sở Tài nguyên Môi trường;
  • Ban quản lý Khu công nghiệp;
  • Ban quản lý Khu kinh tế.

3.1. Thời gian giải quyết

Tùy thuộc dự án nào có cấp thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ĐTM mà thời gian giải quyết khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với hồ sơ đạt chuẩn sẽ tiến hành thẩm định trong vòng 30 ngày (không thuộc thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường); 45 ngày (thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
  • Đối với hồ sơ không hợp lệ sẽ có công văn trả lời trong vòng 5 ngày.
  • Thời hạn phê duyệt tối đa là 15 ngày (kể từ khi nhận đủ hồ sơ).

3.2. Chi phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dưới đây là bảng biểu phí quy định "Chi phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)" theo Thông tư 56/2018/TT-BTC, bạn có thể tham khảo.

STT Tổng số vốn đầu tư
(Tỷ đồng)
Mức phí đối với các Nhóm dự án (Triệu đồng)
1 2 3 4 5 6
1 Đến 10 8,0 8,6 8,0 9,2 9,6 6,0
2 Trên 10 đến 20 12,5 13,0 13,5 14,0 15,0 9,0
3 Trên 20 đến 50 21,0 22,0 22,5 23,0 24,0 15,0
4 Trên 50 đến 100 37,5 38,0 39,0 41,0 43,0 27,0
5 Trên 100 đến 200 41,5 42,0 43,0 45,0 47,0 30,0
6 Trên 200 đến 500 54,0 55,0 56,0 59,0 62,0 39,0
7 Trên 500 đến 1.000 61,0 62,0 63,5 66,0 69,0 44,0
8 Trên 1.000 đến 1.500 65,0 67,0 68,5 72,0 75,0 48,0
9 Trên 1.500 đến 2.000 67,0 68,0 70,0 73,5 76,5 49,0
10 Trên 2.000 đến 3.000 70,0 71,0 73,0 76,0 79,0 51,0
11 Trên 3.000 đến 5.000 72,5 74,0 76,0 79,0 82,0 53,0
12 Trên 5.000 đến 7.000 77,0 78,0 80,0 84,0 87,0 56,0
13 Trên 7.000 84,0 86,0 88,0 92,0 96,0 61,0

3.3. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Là một hồ sơ môi trường quan trọng đối với các doanh nghiệp, để lập báo cáo đánh giá các tác động môi trường cần thực hiện theo quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến dự án;
  • Bước 2: Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án;
  • Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải, … đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm;
  • Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến môi trường, xã hội và con người;
  • Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
  • Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
  • Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
  • Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Bước 9: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Quy trình thực hiện ĐTM

3.4. Quy định xử phạt đối với trường hợp không có ĐTM

Căn cứ vào điểm d, Khoản 4 và Khoản 5, Điều 11, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, hình thức xử phạt các đối tượng không lập ĐTM được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 150.000.000đ đến 200.000.000đ đối với dự án nằm trong thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh, Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường);
  • Phạt tiền từ 200.000.000đ đến 250.000.000đ đối với dự án nằm trong thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài xử phạt hành chính, chủ đầu tư dự án còn có hình phạt bổ sung như:

  • Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm các quy định tại điểm c, Khoản 2,3,4,5 Điều này (Điều 11, Nghị định 155/2016/NĐ-CP);
  • Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm các quy định tại điểm d, Khoản 2,3,4,5 Điều này.

3.5. Khó khăn của doanh nghiệp khi tự lập đánh giá tác động môi trường

Có rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên về hồ sơ môi trường để giải quyết thủ tục, vậy nên khi tự lập đánh giá tác động môi trường khi không có chuyên môn thường gặp các khó khăn dưới đây:

  • Không rõ quy trình thực hiện ĐTM phù hợp với dự án sắp đi vào vận hành;
  • Thiếu chuyên môn nên không biết cách giải trình hợp lý;
  • Không có nhiều thời gian để kết nối, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Bị vướng trong quá trình thực hiện nên kéo dài thời gian thực hiện ĐTM.

gọi nhanh hotline

4. Mẫu văn bản báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dưới đây là mẫu văn bản báo cáo đánh giá tác động môi trường, nếu đang quan tâm bạn có thể xem trực tiếp hoặc tải về TẠI ĐÂY.

 

Mẫu văn bản báo cáo đánh giá tác động môi trường

 

Mẫu văn bản báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai, Công ty tư vấn Môi trường Hợp Nhất sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau, đảm bảo hoàn thành đầy đủ hồ sơ với mức chi chi phí hợp lý nhất trên thị trường hiện nay.

Hãy để lại câu hỏi tại Form bên dưới hoặc liên hệ với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng!

 

Video Tóm Tắt Về Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM)

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!

5. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo từ một số nguồn:

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
  • Nghị định 155/2016/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 56/2018/TT-BTC - Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định;
  • Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT - Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Tài liệu của bộ phận tự vấn - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
  • Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số hình ảnh minh họa từ Internet.

Hồ sơ môi trường liên quan khác:

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:16 11-04-2024)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:26 28-03-2024)
Cần đến đơn vị lập giấy phép môi trường trọn gói cho doanh nghiệp để được tư vấn thông tin nhanh chóng, kịp ...
(16:07 05-03-2024)
Đăng ký môi trường là việc doanh nghiệp có phát sinh chất thải chủ động đăng ký nội dung về việc phát thải và ...
(15:44 19-02-2024)
Dịch vụ sửa chữa hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp của Hợp Nhất bao gồm nhiều công việc như: kiểm tra và ...
(11:33 10-01-2024)
Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2023 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ về môi trường ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768