Tư vấn lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc. Nếu bạn đang thắc mắc đối tượng nào lập báo cáo ĐTM, nội dung và hồ sơ thủ tục pháp lý thì hãy liên hệ ngay theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!
Đối tượng lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản
Căn cứ theo phụ lục II của nghị định 40/2019/NĐ-CP thì đối tượng phải lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên (riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên).
Mục đích của việc lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản:
- ĐTM liệt kê các tác động có hại đến môi trường ảnh hưởng đến khu vực cộng đồng dân cư.
- ĐTM thể hiện tính phù hợp với chính sách, hoạt động của dự án đến môi trường.
- ĐTM tạo cơ hội phối hợp giữa các điều kiện để giảm nhẹ tác động đến môi trường.
- ĐTM tạo ra chương trình tham vấn cộng đồng để ra những quyết định, hòa giải giữa các bên khi có xung đột.
- ĐTM có thể loại trừ các dự án đặt sai vị trí mà không cần tham vấn cộng đồng.
- ĐTM quy định nhiều dự án phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, phân tích sau dự án và kiểm toán môi trường độc lập.
- ĐTM xem xét kỹ lưỡng và hết sức cẩn thận các công nghệ và đánh giá địa điểm thực hiện dự án
- ĐTM là công cụ phát triển kinh tế, hỗ trợ cho nền tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hồ sơ lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng thuê đất hoặc xưởng/QĐ giao đất,…
- Chủ trương đầu tư, các quyết định phê duyệt về đầu tư, quy hoạch,… liên quan đến dự án.
- Thỏa thuận, hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải.
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật với dự án xây dựng như xây dựng khu chung cư, nghỉ dưỡng, công trình hạ tầng kỹ thuật,… hoặc tương đương.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể về tất cả các hạng mục công trình.
- Bản vẽ mặt bằng bố trí dây chuyền sản xuất hoặc máy móc, thiết bị.
- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải.
Nội dung của đtm dự án nuôi trồng thủy sản
Việc lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường. Vậy nội dung của báo cáo đtm gồm những phần nào?
- Mở đầu
- Mô tả dự án
- Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội
- Đánh giá tác động môi trường
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường
- Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư nơi dự án triển khai thực hiện
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư lập đtm dự án nuôi trồng thủy sản
Là các bước lập báo đtm, chủ dự án bắt buộc phải tham vấn ý kiến UBND cấp xã nơi dự án triển khai thực hiện. Bên cạnh đó còn tham vấn các tổ chức, cộng đồng dân cư những người chịu tác động trực tiếp từ dự án. Chủ dự án sẽ tiếp thu nhiều đánh giá, ý kiến và cách nhìn khách quan/chủ quan từ những người liên quan. Nhờ vậy mà hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư.
- Tham vấn UBND cấp xã: gửi đơn đề nghị và hồ sơ báo cáo đtm dự án nuôi trồng thủy sản đến UBND cấp xã. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ có đơn phản hồi cho chủ dự án. Trường hợp dự án được chấp thuận thì không cần có văn bản phản hồi.
- Tham vấn cộng đồng dân cư: UBND cấp xã có trách nhiệm triệu tập đại diện cộng đồng dân cư để tham gia lấy ý kiến tham vấn.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm, chúng tôi có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của KH về việc thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất gồm lập đtm, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, vận hành thử nghiệm hệ thống, giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt,…