Tư Vấn Lập Giấy Phép Môi Trường Bệnh Viện
Đã kiểm duyệt nội dung
Bệnh viện có thuộc ngành nghề xin giấy phép môi trường không? Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất mời các bạn cùng tham khảo thông tin về việc lập giấy phép môi trường bệnh viện.
Quý Doanh nghiệp cũng có thể kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng những thắc mắc về việc lập giấy phép môi trường
1. Ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường bệnh viện
Bệnh viện đa khoa A tọa lạc tại quận Tân Bình, TP. HCM có công suất là 07 giường khám bệnh với tổng diện tích đất là 1.354,2m2, tổng diện tích sàn là 911,6m2 với 1 tầng trệt và 1 tầng lầu. Trong quá trình hoạt động, bệnh viện có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải lớn nhất là 20m3/ngày đêm. Trong đó nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt tại phòng khám, hoạt động giặt đồ y tế và hoạt động khám, chữa bệnh. Vậy theo quy định hiện nay, bệnh viện này có thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường không?
Để xét đối tượng lập hồ sơ môi trường nói chung và giấy phép môi trường bệnh viện nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện nay như:
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14;
- Luật Đầu tư công 2019 số 39/2019/QH14;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
2. Xét trường hợp dự án bệnh viện đa khoa A
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Bệnh viện Đa khoa
- Quy mô, công suất: 07 giường khám bệnh
- Tổng diện tích: Tổng diện tích đất là 1.354,2m2, tổng diện tích sàn là 911,6m2
- Chất thải: Nước thải với lưu lượng tối đa là 20m3/ngày đêm
Kết luận: Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án này có tiêu chí phân loại dự án nhóm C và theo quy định tại Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP dự án có tiêu chí phân loại dự án nhóm III và thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường cấp Quận/Huyện (dự án nằm tại Quận Tân Bình nên giấy phép môi trường sẽ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Quận Tân Bình).
3. Một số thông tin khác về giấy phép môi trường bệnh viện
Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải
Mạng lưới thu gom nước mưa
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa được tách riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Nước mưa từ tầng mái được thu gom về 1 tuyến ống riêng vào hố ga dẫn đến hệ thống cống thoát nước chung của thành phố. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt được thu gom vào hố ga dẫn đến hệ thống cống thoát nước chung của thành phố.
Mạng lưới thu gom nước thải
Toàn bộ nước thải phát sinh từ cơ sở được thu gom về hệ thống xử lý nước thải (công suất 20m3 ngày.đêm) sau đó chảy vào hệ thống cống thoát nước chung của thành phố.
Công trình, thiết bị xử lý nước thải
- Quy trình công nghệ: Nước thải > Bể thu gom > Bể điều hòa > Bể Anoxic > Bể Aerotank > Bể sinh học MBR > Cột lọc > Bồn khử trùng > Hệ thống thoát nước.
- Hóa chất, vật liệu sử dụng: NaOH, Chlorine
4. Quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án sau khi được cấp giấy phép môi trường
Chủ đầu tư dự án bệnh viện A có trách nhiệm:
- Chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng.
- Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
- Có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép tại giấy phép này và phải dừng ngay việc xả nước thải, khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi khác với các nội dung quy định tại giấy phép này, phải kịp thời báo cáo đến cơ quan cấp phép.
5. Lập giấy phép môi trường bệnh viện cần chuẩn bị các hồ sơ gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường; Tải mẫu văn bản TẠI ĐÂY
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, từ kinh nghiệm thực tế lập giấy phép môi trường cho nhiều doanh nghiệp, Môi trường Hợp Nhất nhận thấy chủ đầu tư dự án cũng cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thuê đất, quyết định phê duyệt ĐTM (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thỏa thuận đấu nối nước thải, giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt (nếu có),v.v….
Trên đây là một số thông tin về việc lập giấy phép môi trường bệnh viện. Để tiết kiệm thời gian tra cứu Luật về dự án của mình có lập hồ sơ môi trường hay không, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc nhanh chóng.