Tư vấn xin giấy phép môi trường tại Quận Tân Bình
Đã kiểm duyệt nội dung
Chào đơn vị tư vấn, tôi có một công ty sản xuất bao bì ở KCN Tân Bình, có xả nước thải ra môi trường với lưu lượng: 50m3 ngày đêm, đấu nối vào hệ thống thoát nước khu công nghiệp Tân Bình. Năm 2018 đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. HCM cấp phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Tôi được biết từ năm 2022 Luật thay đổi và một số doanh nghiệp phải làm giấy phép môi trường nhưng không rõ trường hợp của mình có làm không, nếu làm thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nhờ đơn vị tư vấn nêu rõ giúp, trân trọng cảm ơn! (Phạm Văn Việt nhờ tư vấn về thủ tục xin giấy phép môi trường tại Quận Tân Bình).
1. Giấy phép môi trường là gì?
Theo Khoản 8, Điều 3, Luật BVMT, giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Kể từ ngày 01.01.2022, bảy loại giấy phép môi trường thành phần trước kia đã được gộp lại thành một loại giấy phép duy nhất gọi là GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.
Các loại GPMT trước kia là:
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp;
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Đối tượng cần lập giấy phép môi trường
Căn cứ vào Điều 39, Luật BVMT 2020, các đối tượng sau đây phải xin GPMT:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn trừ GPMT.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định các yếu tố khác như:
- Dự án nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp?
- Dự án có yếu tố nhạy cảm với môi trường không?
- Dự án đã đi vào hoạt động hay đang trong giai đoạn vận hành, thử nghiệm?
- Đã xây dựng công trình xử lý chất thải hoặc nước thải chưa?
- Dự án đầu tư đã được phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay chưa?
Trường hợp của anh Việt có phải làm GPMT không?
- Vị trí dự án: Nằm trong KCN Tân Bình;
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bao bì;
- Tổng số vốn đầu tư: Chưa nêu rõ tổng số vốn đầu tư;
- Lưu lượng xả thải: 50m3 ngày đêm;
- Năm 2018 đã được Sở TNMT TP. HCM cấp phê duyệt ĐTM.
Kết luận: Dự án của anh Việt thuộc nhóm đối tượng phải làm GPMT.
3. Thủ tục xin giấy phép môi trường
Theo Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ xin cấp GPMT bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp GPMT;
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cũng chuẩn bị thêm các giấy tờ pháp lý có liên quan như: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định phê duyệt ĐTM, bản vẽ hoàn công quy hoạch sử dụng đất, v.v…
4. Trình tự các bước nộp hồ sơ xin giấy phép môi trường
Theo Khoản 2, Điều 43, Luật BVMT 2020, trình tự các bước xin GPMT được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ dự án đầu tư dự án nộp hồ sơ xin cấp GPMT đến cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Đối với trường hợp của anh Việt, công ty anh đã được Sở TNMT TP.HCM cấp phê duyệt ĐTM vào năm 2018, vậy anh sẽ nộp hồ sơ xin cấp GPMT cũng ở Sở TNMT TP. HCM (trực thuộc UBND TP. HCM)
- Bước 2: Kiểm tra, thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp GPMT.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp GPMT;
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp GPMT.
5. Thời gian cấp GPMT
Theo khoản 4 Điều 43 Luật BVMT 2020, thời hạn cấp GPMT được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:
– Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp GPMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện;
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn như quy định trên phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
6. Dịch vụ làm giấy phép môi trường tại Quận Tân Bình
Với những giải đáp thắc mắc về làm giấy phép môi trường tại Quận Tân Bình trong bài viết, Hợp Nhất hy vọng anh Việt cũng như Quý bạn đọc đã hiểu rõ. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp, doanh nghiệp sẽ có cách thức, quy trình và nơi nộp hồ sơ xin GPMT khác nhau. Tại Hợp Nhất, quy trình thực hiện giấy phép môi trường được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin, thu thập thông tin từ khách hàng và tư vấn, khảo sát (nếu có);
- Bước 2: Gửi báo giá cho khách hàng;
- Bước 3: Nếu khách hàng đồng ý thì tiến hành ký kết hợp đồng;
- Bước 4: Viết hồ sơ giấy phép môi trường theo thông tin có sẵn;
- Bước 5: Thực hiện đo mẫu nền;
- Bước 6: Khách hàng cung cấp thêm các thông tin, giấy tờ pháp lý theo yêu cầu;
- Bước 7: Hoàn chỉnh nội dung giấy phép môi trường;
- Bước 8: Gửi file hoàn chỉnh cho khách hàng kiểm tra và xác nhận nội dung;
- Bước 9: In ấn, gửi khách hàng ký và gửi hồ sơ về;
- Bước 10: Nộp lên cơ quan chức năng để thẩm định và kiểm tra;
- Bước 11: Nhận kết quả và hồ sơ chỉnh sửa;
- Bước 12: Chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có);
- Bước 13: Khách hàng ký và gửi hồ sơ về lần 2;
- Bước 14: Nộp lại cơ quan chức năng lần 2;
- Bước 15: Chờ nhận kết quả hoàn chỉnh (giấy phép môi trường).
Nếu Quý doanh nghiệp còn thông tin nào chưa rõ về xin giấy phép môi trường tại quận Tân Bình, hãy liên hệ với Công ty Môi Trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc điền vào form tư vấn bên dưới để chúng tôi liên hệ hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan: