Tự ý trám lấp, đào giếng khoan có được không?
Đã kiểm duyệt nội dung
Câu hỏi: Hiện nhà xưởng A có giếng khai thác nước ngầm nhưng sau thời dài sử dụng nó bị bẩn và hôi tanh nên A có ý định trám lấp giếng và đào mới một giếng khác. Nhà xưởng A hỏi:“ Chúng tôi tự ý trám và đào thêm giếng mới được không? Nếu không cho phép thì phải thực hiện các bước nào? Căn cứ theo quy định nào?”
Theo như nhà xưởng A ý kiến thì Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu và chia vấn đề này thành 2 trường hợp chính. Cụ thể:
Trường hợp trám giếng cũ
Căn cứ theo Thông tư 72/2017/TT-BTNMT có quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng thì giếng cũ của A bị bẩn và hôi tanh phải trám lấp là đúng với pháp luật nhưng trong quá trình lấp phải tuân thủ các quy định sau:
- Thông báo đến UBND cấp xã, chậm nhất 10 ngày trước khi trám lấp và thông báo sự cố đến Sở TNMT.
- Việc thi công trám lấp giếng, trong trường hợp không lấp đầy thì phải bịt kín, xung quanh miệng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m.
- Sử dụng vật liệu trám có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước như hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên.
- Kiểm tra hiện trạng của giếng như đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ.
- Trong quá trình thi công đảm bảo giếng được lấp đầy bằng vật liệu trám lấp trạng thái đông kết, theo từng giai đoạn, từ dưới lên trên, ít nhất 1m trên cùng phải được trám bằng đất sét tự nhiên.
- Vật liệu trám phải đổ từ từ và kết thúc mỗi đoạn trám phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp.
- Tiến hành thông báo kết quả trám lấp gửi tới UBND cấp xã.
Trường hợp khoan giếng mới
Căn cứ theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định một số điều sau:
- Đào giếng mới với lưu lượng khai thác không quá 10 m3/ngày đêm, không làm tăng nguy cơ sụt lún, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác nước dưới đất. Phải thông báo đến UBND cấp xã, phường hoặc đăng ký với Phòng TNMT.
- Đào giếng mới với lưu lượng khai thác từ 10 m3/ngày đêm trở lên. Trước khi đào phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh và Bộ TNMT.
Đọc thêm: về dịch vụ lập, viết hồ sơ môi trường tại đây!
Căn cứ theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT với các quy định sau:
- Chèn cách ly bằng đất sét tự nhiên có tính thấm nước xung quanh thành giếng khoan. Trong phạm vi tối thiểu 1m thì miệng giếng phải được gia cố, tôn cao bằng vật liệu chống thấm ngăn ngừa nước bẩn từ trên chảy xuống hoặc thấm qua thành.
- Không sử dụng nước thải, nước bẩn, nước nhiễm dầu mỡ, hóa chất độc hại để khoan, không để rò rỉ nhiên liệu ra môi trường.
- Đảm bảo ổn định môi trường đất xung quanh.
- Việc thi công giếng khoan khai thác nước dưới đất do tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề thực hiện phù hợp với quy định của luật tài nguyên nước.
- Vật liệu sử dụng không chứa chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh và cách xa nguồn ô nhiễm.
Lựa chọn đơn vị trám lấp giếng uy tín
Quy trình trám lấp được các đơn vị tiếp nhận và chịu trách nhiệm:
- Khảo sát hiện trạng giếng.
- Tiến hành tính toán vật liệu trám như xi măng, đất sét.
- Lên phương án trám lấp trình nộp lên cơ quan quản lý.
- Trám lấp theo kế hoạch đã trình nộp và hoàn thành quá trình trám.
Hoạt động trám lấp phải có đầy đủ các giấy tờ pháp lý như:
- Nộp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Bản vẽ cấu trúc giếng khoan.
- Giấy phép khai thác nước ngầm (nếu không có giấy phép thì gửi phương án trám lấp đến xã/phường nơi dự án đang hoạt động).
- Hồ sơ thuế tài nguyên nước đã nộp.
Nếu Quý KH cần dịch vụ thi công trám lấp giếng khoan hay các thủ tục về giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt,...uy tín – chất lượng thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ và cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn nhé.