Ứng dụng của MBR trong bể sinh học hiếu khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Ứng dụng của MBR trong bể sinh học hiếu khí được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, nước thải y tế và nước thải đô thị. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu, mang lại hiệu quả xử lý cao. Đặc biệt là tính linh hoạt trong mở rộng công suất xử lý của bể.
1. Cấu tạo và chức năng của màng MBR
Màng MBR được cấu tạo từ các sợi rỗng, có dạng hình phẳng, dạng ống. Mỗi một đơn vị MBR được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng liên kết lại với nhau tạo thành những modun lớn và được đặt vào bể xử lý sinh học. Mỗi sợi rỗng cũng như màng lọc với các lỗ lọc siêu nhỏ khoảng 0,01- 0,02 µm nên các chất ô nhiễm, vi rút, vi sinh vật, các hạt keo, không thể xuyên qua.
2. Nguyên lý hoạt động của màng MBR
Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ (tách rác thô, tách dầu mỡ, điều hòa lưu lượng, nồng độ) thì được dẫn vào bể xử lý sinh học hiếu khí. Trong bể được lắp màng MBR, vì vậy nước thải sẽ được dẫn xuyên qua màng lọc, đi vào các ống mao dẫn có kích thước các lỗ từ 0,01- 0,02 µm.
Theo đó, các chất rắn, chất vô cơ, chất hữu cơ sẽ bị màng lọc MBR giữ lại và chỉ cho nước sạch chảy qua màng. Cuối cùng, nước sạch được bơm vào nguồn tiếp nhận.

3. Điều kiện vận hành của bể MBR trong bể xử lý sinh học hiếu khí
Loại nước thải |
Sinh hoạt |
Tổng hợp |
Dược phẩm |
Thuộc da |
||||
Hình dạng màng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
MF sợi rỗng |
Thời gian lưu nước (HRT), h |
24 |
- |
24 |
4 |
12-24 |
- |
10,5 |
24 |
Thời gian lưu bùn (SRT), ngày |
- |
40 - 70 |
- |
Vô hạn |
- |
- |
Vô hạn |
- |
MLSS (mg/l) |
- |
15.000 |
- |
10.000 – 11.000 |
3.000 – 5.000 |
3.000 – 5.000 |
5.000 – 50.000 |
30.800 |
Nồng độ đầu vào (mg/l) |
60 - 200 |
100 – 4.000 |
60 – 200 |
250 – 10.000 |
150 - 450 |
- |
1.400 – 4.000 |
- |
Tải trọng hữu cơ (OLR), kgCOD/m3.ng.đ |
- |
- |
- |
1,5 |
0,2 – 0,8 |
- |
- |
|
Việc sục khí liên tục không làm ảnh hưởng đến hiệu quả khử nitơ, điều này chỉ ra rằng lượng oxy hòa tan không thể bị cạn kiệt trong một thời gian ngắn không sục khí.
Ngoài ra các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng công nghệ sinh học màng có khả năng loại bỏ hoàn toàn COD dạng hòa tan và dạng keo.
4. Ưu điểm và Nhược điểm của màng MBR trong bể xử lý sinh học hiếu khí
Dưới đây là Ưu điểm và Nhược điểm của màng MBR trong bể xử lý sinh học hiếu khí, mời bạn cùng tìm hiểu:

4.1. Ưu điểm
- Giúp tiết kiệm diện tích xây dựng.
- Hiệu suất xử lý cao, xử lý COD, BOD đạt từ 90 – 95%.
- Dễ dàng khi có nhu cầu nâng công suất bể lên 20% mà không cần phải tăng kích thước của bể.
- Hiệu quả xử lý sinh học tăng 10 – 30%
- Có thể tái sử dụng nước thải sau khi xử lý cho các mục đích như làm ướt sàn, tưới cây, rửa đường.
4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, tắc nghẽn màng lọc là nhược điểm khi ứng dụng MBR trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Khi màng lọc bị tắc nghẽn có thể làm giảm hiệu suất lọc. Do đó cần tẩy rửa, làm sạch màng bằng cách ngâm màng trong dung dịch hóa chất như Chlorine với liều lượng 3 – 5g/l hoặc dùng máy thổi khí, thổi từ dưới cho bọt khí đi vào trong lỗ rỗng của màng và đi ra ngoài nhằm đẩy cặn ra khỏi bề mặt củ màng.
Song song đó, chúng ta cũng cần làm sạch bể bằng hóa chất với tần suất định kỳ từ 6 – 12 tháng.
Ngoài ứng dụng trong bể sinh học hiếu khí, màng MBR cũng được ứng dụng trong bể xử lý sinh học kỵ khí. Khi sử dụng công nghệ màng MBR trong các bể xử lý, người vận hành nên có tay nghề cao, hiểu rõ về hệ thống và quy trình xử lý nhằm kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh.
Moitruonghopnhat.com cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, bài viết được tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên ngành về xử lý nước thải, mọi thắc mắc hoặc góp ý về nội dung quý bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới bài viết.
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng của MBR trong bể sinh học kỵ khí