Ứng dụng hệ thống quan trắc không khí tự động
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm bủa vây Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn
Trước đó vào tháng 3, chất lượng không khí tại Hà Nội, TP. HCM diễn ra ở mức tốt hơn so với tháng 1 và 2. Sau khi Chỉ thị ố 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành, chất lượng không khí ở Hà Nội và các đô thị khác vào những ngày đầu tháng 4 có vẻ khả quan hơn.
Tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ, vui chơi, giải trí ngưng hoạt động, tạm dừng nhiều loại hình giao thông công cộng như xe buýt, taxi, xe khách,... Hạn chế người tham gia giao thông nếu không có mục đích chính đáng.
Tổng cục môi trường luôn tổng hợp, thu thập và cập nhật hàng ngày nhằm công bố cho người dân về tình trạng ô nhiễm không khí. Không khí tự nhiên đang chịu nhiều áp lực lớn từ sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, nhiều loại hình công nghiệp mới ra đời nhưng mức độ gây ô nhiễm ngày càng tăng tạo thêm nhiều khó khăn cho công tác xử lý môi trường.
Quá trình đô thị hóa kết hợp cùng sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế - xã hội nên môi trường không khí chịu nhiều sức ép. Vì thế, cơ quan môi trường khó mà quản lý và kiểm soát được nếu không có biện pháp, phương án khắc phục kịp thời.
Dân số đô thị chiếm hơn 32% dân số trên toàn quốc nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người nên xảy ra nhiều vấn đề môi trường tại nhiều đô thị lớn trên cả nước. Tại Hà Nội và TP. HCM, chỉ số ô nhiễm bụi lại ngày càng tăng. Nồng độ bụi mịn và bụi lơ lửng đáng lo ngại nhất và chúng luôn được duy trì ở ngưỡng cao. Bụi xuất hiện khắp mọi nhất là các trục giao thông và các quyến đường lớn của các đô thị. Chỉ số bụi PM 2.5 và PM 10 luôn vượt tiêu chuẩn cho phép.
Hệ thống quan trắc không khí chưa đáp ứng yêu cầu
Để giúp các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt các thủ tục hồ sơ môi trường báo cáo quan trắc môi trường cũng như kiểm tra, đánh giá chât lượng không khí thì hiện nay, cả nước có 17 trạm quan trắc môi trường không khí tự động do Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp quản lý.
Các thông số, chỉ tiêu không khí được cập nhật thường xuyên và liên tục. Chẳng hạn PM2.5, PM10 NOx, SO2, CO, O3, BTX, THC, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất hay bức xạ mặt trời.
Thống kê trên 45/63 địa phương cho thấy có đến 89% địa phương có hệ thống quan tắc tự động liên tục gồm quan trắc môi trường xung quanh và quan trắc phát thải. Trong đó có 24% địa phương có trạm quan trắc môi trường xung quanh, 11% địa phương chưa có trạm quan trắc tự động, liên tục.
Tuy nhiên tại một số địa phương, vì kinh phí đầu tư lắp đặt trạm quan trắc còn hạn hẹp nên thường sử dụng phương pháp quan trắc môi trường theo hướng bán tự động. Kiểu phương pháp này có tần suất thưa chỉ diễn ra từ 4 – 6 lần/năm đối với việc quan trắc môi trường không khí. Vì thế nhiều vấn đề không phát hiện kịp thời hoặc không cảnh báo sớm các rủi ro môi trường có thể xảy ra.
Theo ý kiến của Tổng cục môi trường cần tăng cường việc đầu tư trang thiết bị quan trắc tự động tiên tiến và hiện đại hơn. Điều này giúp các địa phương chủ động bám sát chất lượng môi trường tại nhiều khu vực khác nhau, nhất là vùng chịu tác động nặng nề từ hoạt động phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội.
Vai trò của hệ thống quan trắc không khí tự động
Trạm quan trắc môi trường không khí có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc quản lý chất lượng môi trường ngày nay. Nhờ nó mà chúng ta có thể dễ dàng theo dõi diễn biến chất lượng không khí một cách thuận lợi, đánh giá không khí ở mức tốt hay xấu, phát hiện kịp thời thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn. Đó là cách tốt nhất để chúng ta tìm ra nguyên nhân và đề xuất nhiều biện pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu việc ô nhiễm.
Với sự cải tiến và tiến bộ vượt bậc của khoa học – công nghệ, hầu hết đều sử dụng trạm quan trắc tự động liên tục để đo đạc tất cả các thông số ô nhiễm. Tần suất đo đạc trung bình khoảng 5 lần/ngày. Thế nhưng ở Hà Nội chỉ có 3 trạm gồm 1 trạm do Tổng cục môi trườn quản lý và 2 trạm còn lại do thành phố kiểm soát. Còn ở TP. HCM thì chưa có trạm quan trắc nào. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng trạm quan trắc đang hoạt động và công bố số liệu ngày càng khá khiêm tốn.
Vì vậy trong những năm tới cần đẩy mạnh việc đầu tư cho hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động. Tăng cường và đẩy mạnh số lượng trạm quan trắc tại nhiều đô thị, địa phương. Cần dự trù nguồn kinh phí đủ lớn để ứng phó với các trường hợp như hỏng hóc, thay thế thiết bị chứ không đợi thời gian xin duyệt trong thời gian khá lâu. Hoặc kết hợp với các hệ thống khác như khí tượng, thời tiết, áp dụng mô hình tính toán, dự báo chất lượng không khí.
Ngoài việc ứng dụng trạm quan trắc tự động, các nhà máy, xí nghiệp cũng cần xử lý khí thải để loại bỏ hoàn toàn chất độc hại trong không khí.