Ứng dụng hiệu quả CO2 trong xử lý môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của con người làm phát sinh phần lớn khí CO2 vào môi trường. Căn cứ vào đặc tính của CO2 vừa mang ưu, nhược điểm riêng biệt mà người ta tận dụng hoặc sáng kiến các hướng xử lý hiệu quả. Nếu bạn muốn biết những ứng dụng thực tế và cách xử lý khí thải CO2 như thế nào thì theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Ứng dụng công nghệ tận dụng CO2 xử lý nước thải
Các phương pháp khử trùng trong hệ thống xử lý nước thải xi mạ, xử lý nước thải mực in thường dùng chlorine nhưng hàm lượng chất hữu cơ phát sinh hay chất hữu cơ tự nhiên vẫn còn tồn dư. Khi đó chúng kết hợp với clo dư trong nước hoặc các sản phẩm phụ của chất khử trùng rất dễ gây ung thư cho người sử dụng nguồn nước đó.
Nhiều phương pháp khử trùng thay thế như ozone, tia UV, lọc màng RO,... có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên các giải pháp này tốn kém chi phí, việc vận hành phức tạp và đòi hỏi phải có khâu tiền xử lý. Chính vì thế, công nghệ khử trùng vi bong bóng áp lực khí CO2 sử dụng chất tiệt trùng sạch, không tạo ra các sản phẩm phụ gây ung thư, duy trì chất khử trùng dư do pH giảm. Về hàm lượng CO2 rất dễ tìm kiếm, chi phí rẻ và an toàn trong dây chuyền xử lý khép kín góp phần giảm nguy cơ hiệu ứng nhà kính vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đó là công nghệ khử trùng nước thải dùng vi bong bóng áp lực khí CO2 do một tiến sĩ trẻ của Việt Nam sáng tạo ra. Mặc dù được đánh giá là loại khí ô nhiễm môi trường nhưng CO2 còn là loại khí tiệt trùng trong lĩnh vực bảo vệ thực phẩm khỏi các tác nhân vi sinh gây bệnh. Do đó, họ đã tận dụng nguồn CO2 để khử trùng và ứng trong lĩnh vực xử lý nước thải.
Vì sao chúng ta tích cực xử lý khí thải công nghiệp, trong đó có CO2 nhưng nó là giải pháp xử lý nước thải hiệu quả? Bởi lẽ CO2 mang tính chiết xuất mạnh, nồng độ pH môi trường trong VSV gây bệnh giảm xuống. Trong môi trường áp lực cao, CO2 dễ dàng thẩm thấu vào màng tế bào vi khuẩn có hại, phá vỡ cấu trúc thành tế bào nên khí trong môi trường nội bào vi khuẩn lập tức giảm xuống giúp ức chế quá trình phát triển của tế bào VSV gây hại. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế hóa học.
Ngoài ứng dụng khí CO2, công nghệ vi bong bóng áp lực làm tăng sự thẩm thấu CO2 qua thành tế bào. Khi xả áp đột ngột, bong bóng CO2 đốt cháy tế bào vi sinh vật (như gốc OH* chất oxy hóa mạnh) khiến vi khuẩn gây bệnh chết hàng loạt (cơ chế vật lý).
Sau khi ứng dụng công nghệ thì hiệu quả giảm VSV gây bệnh rất rõ rệt, giảm xuống đáng kể như vi khuẩn E. Coli, bacteriophages hoặc pH tồn dư của CO2 duy trì trong thời gian ngắn để bảo vệ nguồn nước.
Cấy và nuôi tảo trong pô xe giảm khí CO2 phát sinh
Đó là sáng kiến của nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. HCM nuôi tảo pô để giảm lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường. Hiện nay, Việt Nam có lượng xe gắn máy, xe mô tô sử dụng nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế khí thải CO2 phát sinh lớn là một trong những nguyên nân gây hiệu ứng và kính và biến đổi khí hậu.
Theo các thống kể, CO2 chiếm đến 64% làm nóng lên toàn cầu nên nhóm sinh viên xây dựng thành công giải pháp giảm phát thải khí CO2 ra ngoài môi trường bằng tảo. Là phương pháp xử lý khí thải mới nhưng mang lại hiệu suất xử lý lớn. Sở dĩ tảo được lựa chọn vì nó sẽ sống trong môi trường khắc nghiệt, hấp thụ đến 80% lượng khí CO2.
Trên thế giới hiện có đèn vi tảo với khả năng hấp thụ tốt CO2 nhưng kích thước quá lớn. Khắc phục được nhược điểm này, tảo trong pô xe thiết kế gồm 1 tấm màng tảo, 1 tấm màng có nước và chất dinh dưỡng.
Có thể nói ứng dụng khí thải CO2 trong xử lý môi trường vừa giảm thiểu được nguồn CO2 vừa giảm thiểu được nguồn nước thải ô nhiễm, đem lại 2 hiệu quả song song.