Ưu nhược điểm của các phương pháp khử trùng nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong các quy trình xử lý nước thải không thể thiếu giai đoạn khử trùng nước thải. Bên cạnh giai đoạn xử lý hóa – lý – sinh thì khử trùng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn xử lý cuối cùng tạo ra nước thải chất lượng hơn. Khử trùng nước thải cung cấp mức độ an toàn khi tiếp xúc với VSV gây bệnh là quá trình giúp kiểm soát hàm lượng chất bẩn trong nước.
Trong bài viết hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến một số cách khử trùng nước phổ biến hiện nay!
Ưu nhược điểm của các chất khử trùng
Clo
Bản chất của nó là chất độc hại với hiệu quả loại bỏ nhiều VSV gây bệnh. Nó tác động với tất cả thành phần của nước như vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh, mùi, màu sắc.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn các phương pháp như tia cực tím, ozone.
- Nó khá hiệu quả để chống lại các vi sinh vật có hại.
- Vì chúng khá linh hoạt nên dễ dàng kiểm soát liều lượng khi sử dụng.
Nhược điểm:
- Nó thường có mùi hôi khó chịu nên nhiều quốc gia phát triển khi xử lý nước thải không dùng clo để khử trùng.
- Đối với sức khỏe con người, dư lượng clo lớn trở thành chất độc, chất gây ung thư.
Cloramine
Chúng phản ứng giữa amniac và clo tự do. So với clo thì nó ổn định hơn, ít hình thành sản phẩm phụ halogen hơn.
Ưu điểm:
- Mặc dù không phải là chất khử trùng mạnh như clo nhưng cloramin có tính ổn định bền vững hơn.
- Không tạo ra các sản phẩm ô nhiễm thứ cấp.
Ozone hóa
Nó được tạo ra bởi sự kết hợp của 3 phân tử oxy, bị phân hủy tạo ra các gốc tự do có hoạt tính cao. Phương pháp này thường ứng dụng trong xử lý nước thải như chất oxy hóa mạnh. Cơ chế hoạt động của nó khác với clo vì oxy hóa thành tế bào VSV, khuếch tán qua thành tế bào và bị tấn công bởi enzym.
Ưu điểm:
- Khả năng oxy hóa mạnh, thời gian phản ứng ngắn hơn và hiệu quả xử lý nước thải y tế cao.
- Hoàn toàn không có bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc và mùi vị.
- Không yêu cầu hóa chất.
- Oxy được cung cấp cho nước sau khi khử trùng.
- Tiêu diệt và loại bỏ tảo.
- Oxy hóa cả sắt và mangan.
- Phản ứng và loại bỏ nhiều chất hữu cơ.
Hạn chế:
- Ozone không ổn định ở áp suất khí quyển.
- Tính độc vì nó là khí nhà kính.
Tia cực tím (UV)
UV thường sử dụng để XLNT, nước uống và nuôi trồng thủy sản. Nó khử trùng nước bằng cách thay đổi các thành phần sinh học của VSV, phá vỡ liên kết hóa học và protein.
Ưu điểm:
- Không làm tăng nồng độ cacbon hữu cơ dễ phân hủy hoặc đông tụ.
- Không hình thành các sản phẩm phụ.
- Sử dụng tia UV ít tốn kém hơn so với kỹ thuật clo và ozone.
- Xử lý bằng tia cực tím chỉ hiệu quả đối với nguồn nước có độ đục thấp hoặc nước đã qua xử lý một phần.
Hạn chế:
- Yêu cầu nguồn năng lượng lớn.
- Chất lượng nước đầu vào liên quan đến các thành phần hóa học, nồng độ VSV thường bị vẩn đục, chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Chẳng hạn các tác nhân hóa học làm bẩn ống bọc đèn, làm giảm hiệu quả xử lý.
Chất xúc tác quang (TiO2)
Ưu điểm:
- Công nghệ này chủ yếu dùng năng lượng mặt trời tái tạo và không gây ô nhiễm.
- So với các phương pháp thông thường thì xúc tác quang dẫn đến việc hình thành nhiều hợp chất vô hại.
- Phá hủy cả những chất thải nguy hại khó xử lý.
- Nó áp dụng ngay cả quá trình tạo hydro, hoặc xử lý chất rắn.
Hạn chế:
- Không phù hợp với chất thải chứa nhiều chất hữu cơ kỵ nước.
- Các hạt có kích thước nhỏ hơn sẽ làm giảm hoạt tính xúc tác quang.
- Việc thu hồi TiO2 từ bùn thải cũng là thách thức liên quan đến các vấn đề về kinh tế và tính an toàn.
Nước thải chứa các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giai đoạn khử trùng khi xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, khách sạn,... thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ tốt nhất.