Vai trò của bộ lọc sinh học xử lý khí thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý khí thải bằng bộ lọc sinh học không còn quá xa lạ đối với khí thải công nghiệp. Nó đã trở thành phần quan trọng không thể thiếu để làm sạch khí thải, đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải. Vậy những hệ thống này phát triển khi nào? Cách thức hoạt động cũng như khả năng XLKT của bộ lọc sinh học diễn ra như thế nào?
Nguồn gốc của ứng dụng lọc sinh học khí thải
Khái niệm lọc sinh học xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1923 và được công nhận vào năm 1950 với những sáng chế bộ lọc với cấu trúc đơn giản gồm khu vực chứa vật liệu phân phối dòng khí bên trong. Nhưng trở ngại đối với hệ thống là chúng dễ gặp các vấn đề về khô nứt, axit hóa và phân phối dòng khí không đồng đều dẫn đến hiện tượng hư hỏng.
Cho đến năm 1970 người ta biết cách dùng giá thể để kiểm soát mùi dẫn đến việc thiết kế hệ thống phản ứng nhỏ hơn, độ tin cậy cao hơn. Đến năm 1980, nó bắt đầu mở rộng để xử lý khí thải chứa VOC cùng các chất ô nhiễm không khí nguy hiểm khác như benzen, toluen, xylen, etanol và hơi xăng. Kể từ thời điểm này thì lọc sinh học ứng dụng rộng rãi cho nhiều ngành công nghiệp khác như xử lý khí thải xi măng, hóa chất, thực phẩm, nhựa, bột giấy, dệt may, tái chế chất thải,…
Công nghệ lọc sinh học ngày càng được cải tiến về thiết kế, nâng cao khả năng hoạt động của VSV để xử lý hợp chất, phân tử khí dễ ăn mòn. Đặc biệt, những hệ thống hiện đại có khả năng hoạt động ở nhiệt độ cao, điều kiện vận hành tối ưu bằng cách sử dụng nhiều vật liệu khác nhau.
Kỹ thuật lọc sinh học
Đây là hệ thống phản ứng sinh học cố định với VSV phân hủy để xử lý các phân tử khí thải ô nhiễm. Chúng chảy qua vật liệu xốp, khuếch tán vào màng sinh học, chất ô nhiễm bị phân hủy. Môi trường bao gồm chất trơ (phân trộn, than bùn, đất) đảm bảo diện tích bám trên bề mặt lớn và chất dinh dưỡng.
Ưu điểm của hệ thống lọc sinh học là chi phí vận hành, bảo trì thấp, hệ thống vận hành đơn giản, dễ dàng. Nó có khả năng loại bỏ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Bộ lọc hiệu quả với toluen, chất khí khó phân hủy. Kỹ thuật xử lý khí thải này có chi phí vận hành tương đối thấp hơn so với phương pháp vật lý/hóa học. Hiệu suất khử mùi của nó tương đối lớn có thể > 95%.
Quá trình lọc sinh học ứng dụng XLNT H2S với cấu tạo gồm bộ lọc sinh học, bể xử lý mùi, đường ống vào/ra cùng VSV phát triển trên lớp màng sinh học hấp thụ và chuyển hóa chúng thành sản phẩm hòa tan dễ phân hủy. Bộ lọc chứa phân tử ưa nước/kỵ nước. Nó trở thành công nghệ loại bỏ chất gây ô nhiễm có mùi hiệu quả với quy trình tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
Bộ lọc sinh học có tác dụng kiểm soát lượng khí thải, mùi từ cơ sở XLNT, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm phát sinh dung môi hữu cơ. Hiện nay người ta không ngừng cải tiến về hiệu suất và mức độ tin cậy của quá trình lọc sinh học. Nó hoạt động dựa vào quần thể VSV phân hủy hợp chất. Bên trong, chất ô nhiễm tiếp xúc với VSV và bị phân hủy. Khả năng xử lý không ngừng được cải tiến bằng cách tạo ra môi trường để VSV phát triển và sử dụng chất ô nhiễm làm chất nền mà không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại. So với các công nghệ khác, lọc sinh học được đánh giá kinh tế, sạch và xanh hơn.
Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khí thải thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ miễn phí.