Vai trò của hội đồng thẩm định khi phê duyệt ĐTM
Đã kiểm duyệt nội dung
Hội đồng thẩm định ĐTM được xem là công cụ giải quyết xung đột lợi ích của doanh nghiệp, của chủ dự án với lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng. Hội đồng thẩm định có vai trò giải quyết các vấn đề then chốt trong quá trình thực hiện ĐTM.
Vai trò của ĐTM trong thời kỳ đổi mới
Trước kia hầu như doanh nghiệp chỉ chú trọng đến quá trình sản xuất và khá lơ là đối với công tác bảo vệ môi trường thì hiện nay nhận thức và tuân thủ thực hiện lập đtm dự án của các chủ doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt. Theo đó số lượng doanh gnhiệp chủ động lập và thẩm định báo cáo ĐTM ngày càng tăng cao. Điều này phù hợp với việc triển khai có hiệu quả các vấn đề môi trường phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch từng vùng, khu vực và địa phương cụ thể.
Bằng những hướng hoạt động có hiệu quả và công tác thẩm định báo cáo ĐTM hoàn thiện mà nhiều dự án phải thay đổi dây chuyền và điều chỉnh công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Ngoài ra, cũng có khá nhiều dự án bị hội đồng thẩm định từ chối vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo các yêu cầu về BVMT.
Nhiều địa phương đã chủ động hơn trong việc thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường nói chung và báo cáo đánh giá tác động môi trường nói riêng. Chẳng hạn như tỉnh Bình Dương, tất cả các KCN ở đây đều đã có ĐTM được phê duyệt, các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguy cơ gây ô nhiễm đều lập báo cáo ĐTM theo quy định.
Hội đồng thẩm định và vai trò phê duyệt ĐTM
Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án bao gồm một chuỗi quy chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra nhằm xem xét, đánh giá, thẩm tra, xác định và cho ý kiến bằng văn bản cụ thể về chuyên môn đối với báo cáo ĐTM trước khi dự án được phê duyệt.
Kết quả mà Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án làm căn cứ khoa học mang tính khách quan, là cơ sở để cơ quan và người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Hội đồng thẩm định thực hiện bao gồm những người có chuyên môn, kinh nghiệm. Họ là những người trực tiếp xem xét, đánh giá khả quan và thực hiện những trách nhiệm dưới đây:
- Xem xét dự án có phù hợp với chiến lược, quy hoạch và các quy định về BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Xem xét các phương pháp được sử dụng trong việc đánh giá tác động môi trường.
- Xem xét sự phù hợp về các đánh giá việc chọn lựa công nghệ, các công trình và hoạt động của dự án có tác động xấu đến môi trường.
- Tiến hành tổng hợp thông tin về thực trạng môi trường, kinh tế - xã hội nơi dự án được triển khai.
- Dự báo về sự phát sinh nguồn thải, quy mô, tính chất đối với các đối tượng như nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp, CTNH; cảnh báo về những tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; dự báo về các rủi ro có thể xảy ra đối với môi trường do chất thải ô nhiễm gây ra.
- Phải áp dụng các quy chuẩn, quy định, tiêu chuẩn cụ thể về môi trường.
- Đánh giá sự phù hợp đối với các giải pháp BVMT như phương án xử lý môi trường như: thu gom chất thải, công nghệ xử lý nước thải, xử lý bụi, khí thải, quản lý và xử lý CTNH; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; các phương án phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường do chất thải nguy hại gây ra.
- Đánh giá sự phù hợp đối với chương trình giám sát và quản lý môi trường.
- Chủ dự án phải trực tiếp đứng ra cam kết bảo vệ môi trường khi dự án hoạt động.
Điều kiện để hình thành Hội đồng thẩm định
- Có sự tham gia của 2/3 số lượng thành viên hội đồng thẩm định
- Đại diện của chủ dự án hoặc người được cấp có thẩm quyền của chủ dự án ủy nhiệm tham gia
- Đã hoàn tất việc nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các thành phần tham dự của Hội đồng thẩm định ĐTM:
- Chủ tịch/Phó chủ tịch hội đồng: chuyên gia môi trường, chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm (bằng Đại học); ít nhất 5 năm kinh nghiệm (bằng Thạc sĩ); ít nhất 3 năm kinh nghiệm (bằng Tiến sĩ). Hoặc đó phải là lãnh đạo cơ quan thẩm định/thường trực thẩm định.
- Ủy viên: chuyên gia môi trường, chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm (bằng Đại học); ít nhất 5 năm kinh nghiệm (bằng Thạc sĩ); ít nhất 3 năm kinh nghiệm (bằng Tiến sĩ).
- Ủy viên thư ký: thuộc công chức của cơ quan thường trực thẩm định
- Ủy viên hội đồng: chuyên gia môi trường, chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm (bằng Đại học); ít nhất 2 năm kinh nghiệm (bằng Thạc sĩ); ít nhất 1 năm kinh nghiệm (bằng Tiến sĩ).