Vai trò của một số thiết bị xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Thiết bị xử lý nước thải không thể thiếu trong các HTXLNT hiện có như xử lý cơ học, sinh học, tuyển nổi, công nghệ màng,… giữ vai trò quan trọng để xử lý nước thải.
Các thiết bị xử lý nước thải
- Cơ khí: loại bỏ cơ học với chất lơ lửng (cát, dầu mỡ, bùn) khỏi nước thải.
- Sinh học: thiết bị làm sạch nước thải bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ bằng vi khuẩn.
- Trong các bể phản ứng bố trí thiết bị hỗ trợ cho sự phát triển của vi khuẩn phân hủy và tiêu thụ hết chất thải ô nhiễm.
- Tuyển nổi: cho phép loại bỏ chất lơ lửng và dầu mỡ trong nước thải tòa nhà, quán ăn, khách sạn,…
- Màng lọc: thiết bị sử dụng màng lọc loại bỏ nhiều tạp chất với áp suất cao chỉ cho phép các phân tử nước đi qua.
Thiết bị trong hệ thống xử lý cơ học
Đây là một nhóm thiết bị chuyên xử lý cơ học đối với nước thải thực hiện trước giai đoạn xử lý sinh học. Nó bao gồm nhiều thiết bị phức tạp như một phần của dây chuyền xử lý sơ cấp như bộ tách sạn, máy tách mỡ, máy tách rác,… những thiết bị này được cài đặt nhanh chóng và dễ dàng.
Thiết bị trong hệ thống xử lý sinh học
Quá trình xử lý diễn ra bên trong bể phản ứng tùy thuộc vào lưu lượng, loại nước thải, nồng độ, bể phản ứng sẽ được chia thành khu vực kỵ khí, khử nito, nitrat, hiếu khí, bể lắng thứ cấp. Thiết bị khuấy và sục khí hoạt động liên tục. Máy bơm đưa nước thải vào nhiều nơi khác nhau trong bể.
Máy thổi khí đảm bảo lượng không khí cấp vào bể phản ứng bằng khí nén phân bố đều ở đáy, màng, sục khí. Trong bể lắng thứ cấp, phương pháp tiên tiến nhất được áp dụng tách nước thải đã qua xử lý dưới dạng bùn lơ lửng, quá trình này khá phức tạp. Khi đó bùn sẽ có xu hướng nổi lên trên tạo thành hỗn hợp trở nên nặng hơn và sau đó mới dần lắng xuống đáy.
Bùn dư thừa bị loại bỏ khỏi bể phản ứng sinh học nhờ chất làm đặc, còn phần nước thu được tuần hoàn đưa trở lại bể xử lý sinh học. Phần bùn sinh học thường được làm khô, tách nước bằng máy ép.
Thiết bị xử lý tuyển nổi (DAF)
DAF thường dùng trong xử lý nước thải dầu mỡ, dệt nhuộm, nhà hàng,… giảm thiểu chất ô nhiễm như BOD,TSS, dầu mỡ, chất lơ lửng trong nước thải. Máy bơm đưa nước vào thiết bị sẽ tiến hành tách hạt lớn hơn. Nước thải được cân bằng năng suất và nồng độ riêng biệt. Máy nén khí có tác dụng cung cấp khí, nước và khí tiếp xúc với nhau hình thành bọt khí.
Người ta thêm chất tạo bông, chất đông tụ để kết dính chất rắn có kích thước nhỏ khó lắng. Việc thêm hóa chất giúp bong bóng khí mang theo hạt rắn hiệu quả hơn nổi lên trên. Khi bong bóng nhỏ đi lên trên mang theo chất ô nhiễm sẽ bị loại bỏ nhờ thiết bị cơ học gạt khỏi bề mặt.
Thiết bị màng xử lý nước thải
Màng được thiết kế XLNT công nghiệp bị ô nhiễm nặng với quy trình phức tạp và tốn kém hơn so với các phương pháp khác. Công nghệ màng thường kết hợp với thiết bị tuyển nổi, xử lý sinh học,… cùng nhiều hệ thống với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý đạt được mức độ theo yêu cầu.
Màng thường là vật liệu bán thấm với lỗ xốp nhỏ ngăn các phân tử, tạp chất hòa tan trong nước. Trong khi nước đi qua màng thì chất bẩn bị giữ lại. Để lựa chọn thiết bị màng cần dựa vào loại, nồng độ và lượng nước cần xử lý. Hiện nay màng được chia thành 4 nhóm gồm vi lọc, siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược.
Sự khác biệt giữa các công nghệ màng là kích thước lỗ lọc nước. Loại màng được lựa chọn sẽ dựa vào loại nước thải cần xử lý cũng như bản chất, thành phần trong nước thải. Một số loại màng có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để nâng cao khả năng xử lý. Nhờ phương pháp này mà giảm chi phí đầu tư công nghệ và kéo dài tuổi thọ của màng lâu hơn.
Nếu như Quý Khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thiết bị, máy móc XLNT hoặc cần tư vấn về dịch vụ xử lý môi trường thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, Hợp Nhất sẽ hỗ trợ tư vấn nhiệt tình và giải đáp mọi vướng mắc mà bạn đang gặp phải.