Vai trò của quan trắc ngành nuôi trồng thủy sản
Đã kiểm duyệt nội dung
Tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường
Công tác nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL diễn ra khá sôi động và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh những thành quả đạt được, môi trường đang phải đối mặc với nhiều dịch bệnh, mà nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Chính vì thế mà nhiều khu vực đã và đang tiến hành công tác quan trắc môi trường thường xuyên hơn nhằm giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Có rất nhiều hộ nuôi tôm có diện tích lớn nhưng vẫn chưa có ao lắng và hệ thống xử lý nước thải thủy sản nên người nuôi bắt buộc phải xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Vì thế mà trong thời gian gần đây nhiều hộ nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng bị bỏ hoang hoặc thả nuôi bị thua lỗ nặng nề do dịch bệnh gây ra.
Nghiêm trọng hơn, môi trường nuôi trồng thủy sản có chiều hướng suy thoái và khó kiểm soát do các vấn đề liên quan đến nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không ngừng gia tăng khiến dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế lập báo cáo quan trắc môi trường nước không chỉ giúp thông tin kịp thời những diễn biến môi trường mà giữ vai trò quan trọng trong việc dự báo kịp thời những thay đổi bất thường.
Vì sao nuôi trồng thủy sản cần quan trắc môi trường?
Một số chỉ tiêu quan trắc môi trường ao nuôi như nhiệt độ, pH, vùng khí chứa hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn, nitrit, khí độc NH3/NH4+, độ kiềm, độ cứng, NO3-, H2S, TSS, nhu cầu oxy hóa học, Coliform, vi khuẩn, tảo, hàm lượng kim loại nặng (Cd, Hg, Pb), hóa chất bảo vệ thực vật. Tất cả dữ liệu và thông tin quan trắc được tổng hợp và phân tích đến từng vùng cụ thể để phản ánh diễn biến môi trường theo từng không gian và thời gian thích hợp.
Việc quan trắc thường xuyên tại các vùng nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa hết sức quan trong giúp người nuôi chủ động theo dõi và phát hiện nhiều nguồn tác động xấu đến môi trường ao nuôi. Từ các kết quả quan trắc này, cơ quan quản lý có thể dễ dàng đánh giá tác động môi trường các hoạt động nuôi trồng thủy sản có tác động như thế nào đến môi trường xung quanh.
Nguồn dữ liệu quan trọng này sẽ làm cơ sở để người nuôi thay đổi phương thức và cách thức nuôi thủy sản chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước. Trong thời điểm độ mặn trong nguồn nước xuống mức thấp nhất không nên cấp nước vào ao nuôi, không nên để độ mặn giảm đột ngột vì rất dễ ảnh hưởng đến thủy sản. Khi cấp nước cần bổ sung vào ao lắng lọc có đi qua túi lọc, sau đó mới xử lý trong ao lắng lọc trước khi cấp cho ao nuôi.
Tránh ảnh hưởng từ các điều kiện môi trường xung quanh như khí hậu, thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thủy sản. Để ổn định môi trường và nâng cao sức đề kháng, người nuôi cần dự trữ nước sạch trong ao lắng để thay thế một phần ao nuôi, bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp, nguồn nước thay đổi màu sắc hoặc có váng bọt nổi lên trên.
Cần cân bằng pH, độ mặn độ kiềm trong ao, xả bớt tầng nước mặt để giảm nguy cơ độ mặn giảm xuống đột ngột, thường xuyên kiểm tra và duy trì pH thích hợp từ 7 – 9.
Bên cạnh đó có thể định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát tảo, ổn định độ kiềm, giảm khí H2S, NH3, NO2- và mật độ vi khuẩn trong ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn, tránh để dư thừa tích tụ trong nguồn nước. Các chủ nuôi thủy sản cần chú trọng đến tần suất quan trắc môi trường định kỳ 2 lần/tháng để kiểm tra thông số về môi trường. Kết quả quan trắc và khuyến cáo của cơ quan quản lý sẽ thông tin kịp thời đến từng hộ nuôi trồng thủy sản.
So với báo cáo đtm, kế hoạch bảo vệ môi trường cần nhiều thủ tục, quy trình, hồ sơ pháp lý rườm rà thì báo cáo quan trắc môi trường có thủ tục hồ sơ đơn giản và dễ dàng hơn. Nếu bạn cần dịch vụ quan trắc môi trường chuyên nghiệp, nhanh chóng, đầy đủ với chi phí hợp lý nhất thì hãy liên hệ ngay công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.