Vai trò của Silic trong canh tác nông nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Sản xuất và canh tác đất nông nghiệp ở nước ta không ngừng phát triển nhờ vào điều kiện khí hậu, thời tiết của nước ta. Trong đó, silic là một trong những thành phần quan trọng giúp cây trồng tăng năng suất và phát triển mạnh mẽ. Vậy áp dụng silic có trong môi trường nước thải có giống với silic trong phân bón hay không?
Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Canh tác nông nghiệp là nguồn ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ trầm tích, thuốc trừ sâu, phân chuồng, phân bón, chất hữu cơ, vô cơ vào nguồn tiếp nhận. Nito và photpho là 2 nguyên nhân khiến nguồn nước bị phú dưỡng, gây ra hàng loạt vấn đề như tảo nở hoa. Hiện tượng ô nhiễm từ ngành nông nghiệp không ngừng gia tăng vì sử dụng lượng phân bón và thuốc BVTV quá mức.
Với những thay đổi này, các chất độc hại và vi sinh gây bệnh không ngừng phát triển khiến nguồn nước thiếu oxy và mất đa dạng sinh học gây ảnh hưởng đến đời sống trong hệ sinh thái. Ô nhiễm đất nông nghiệp thường xảy ra ở khu vực khó kiểm soát và không dễ quản lý.
Quá trình rửa trôi và xói mòn đất khiến lượng phân bón khổng lồ đổ vào nguồn tiếp nhận như nước mặt (sông, suối, hồ, kênh, rạch) và nước ngầm. Nguồn ô nhiễm còn chứa nhiều kim loại nặng và chất hữu cơ cho hệ sinh thái.
Silic ảnh hưởng đến sự phát triển của môi trường đất như thế nào?
Nhiều nghiên cứu chứng minh, Silic giúp cây trồng ngăn chặn được sự thoát hơi nước, giảm thiểu sự thiếu nước, khả năng chống hạn, chống nắng và chống úng tốt. Ngoài việc dùng các loại phân bón giàu silic thì việc vận dụng nước thải chứa hàm lượng silic lớn đóng vai trò quan trọng cho việc kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Silic là nguyên tố có lợi trong việc sản xuất và canh tác nhiều loài cây trồng khác nhau:
- Silic cũng có khả năng chống lại sự phá hủy và xâm nhập của các loài sâu bệnh và côn trùng, giảm tỷ lệ thuốc trừ sâu.
- Cây giàu silic thường rất phát triển, hấp thu ánh sáng tốt, hiệu quả sử dụng N và P lớn.
- Đất giàu silic hấp thụ tốt và chống rửa trôi photpho từ 40 – 70% nên cây dễ dàng pha loãng nồng độ sắt và nhôm trong cây.
- Silic không chỉ kích thích sự tăng trưởng của cây trồng mà còn thân thiện với môi trường.
- Silic có hàm lượng càng lớn giúp kiểm soát quá trình phì dưỡng trong môi trường nước, ngăn chặn sự phát triển của các loài tảo độc.
- Silic cũng được xem là có khả năng phong hóa chất khoáng, phá vỡ nhiều polymer axit polysilic, thay đổi hàm lượng photpho, nhôm và nhiều kim loại khác.
- Ngoài ra, nó còn phân hủy hợp chất axit humic trong đất, tăng xói mòn, giảm quần xã vi sinh, giảm hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực vật.
- Silic cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rửa trôi, xói mòn diễn biến hàm lượng silic trong thủy vực nguồn nước.
Trong môi trường đất, sự phân giải chất hữu cơ và chất khoáng xảy ra nhanh ở vùng khí hậu nóng ẩm khiến silic rất dễ bị rửa trôi. Quá trình này phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu của quá trình phong hóa và đặc tính của từng loại đất, thể tích nước tưới, kỹ thuật canh tác và lượng phân bón sử dụng.
Và phân bón silic giúp ổn định năng suất cho nhiều loại cây trồng với chỉ tiêu hóa học rõ ràng nên khuyến khích sử dụng cho các loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
Cần lưu ý, hạn chế làm rửa trôi silic từ đất canh tác khi đổ vào các thủy vực, nguồn tiếp nhận vì dễ làm thay đổi thành phần tảo. Khi gặp các vấn đề thuận lợi như nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng chất dinh dưỡng,… giúp nhiều loài tảo phát triển như vi khuẩn lam, tảo giáp. Với sự bùng nổ của các loài tảo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, chất lượng thủy vực và nguồn nước cấp sinh hoạt cho con người.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!