Vai trò của than sinh học đối với môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Than sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi để xử lý chất thải, ứng dụng vào phân hủy kỵ khí để giải quyết những yêu cầu sản xuất khí metan. Với sự suy thoái và ô nhiễm mỗi trường ngày càng nghiêm trọng liên quan đến nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hóa thạch. Do đó mà việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ngày càng quan tâm đến chất thải sinh khối, nhất là than sinh học để giảm thiểu chất thải.
Trong lĩnh vực xử lý môi trường, than sinh học được ứng dụng trong các hệ thống, bộ lọc sinh học để xử lý nước thải, khí thải,...vấn đề này đã được moitruonghopnhat chia sẻ rất nhiều ở các bài viết trước!
Đặc tính của than sinh học
Hiện nay, than sinh học giải quyết rất nhiều vấn đề, làm chất xúc tác bằng cách ứng dụng sản phẩm rắn giàu cacbon. Nó dùng để hấp thụ chất ô nhiễm, giảm khí nhà kính, cải tạo đất, sản xuất khí sinh học. Đồng thời nó có hàm lượng khoáng chất và khả năng đệm nên được ứng dụng làm chất xúc tác cho quá trình phân hủy kỵ khí.
Công nghệ sinh học mang lại tiềm năng lớn tạo ra năng lượng tái tạo để giải quyết các vấn đề môi trường. Ngành công nghiệp đối mặt với nhiều thách thức về nguyên liệu, sản xuất khí đốt, phát triển các phương pháp, công nghệ mở rộng.
Than hoạt tính được sản xuất ngày càng lớn từ nguồn sinh khối sẵn có thông qua phương pháp nhiệt phân, cacbon hóa, khí hóa,… tùy thuộc vào loại sinh khối và kỹ thuật xử lý tối ưu. Than sinh học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp với lợi thế rẻ, bền vững và cải thiện việc giữ nước, chất dinh dưỡng trong đất, giảm khí nhà kính. Nó cô lập cacbon trong đất để trung hòa pH, tăng khả năng trao đổi cation, thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật trong đất.
Trong lĩnh vực nông nghiệp than sinh học giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng khả năng trao đổi cation, giảm độc tính của nhôm, hỗ trợ hấp thụ cacbon và giảm tác động của khí nhà kính.
TSH ứng dụng phổ biến trong sản xuất diesel sinh học, năng lượng, quản lý chất thải, khí tổng hợp và điện cực trong pin nhiên liệu vi sinh, sản xuất hóa chất và loại bỏ chất gây ô nhiễm. Chất hữu cơ có thể bị phân hủy bởi than sinh học trong quá trình nhiệt phân chậm sinh khối, giảm nồng độ nito và phát thải khí nhà kính.
Ứng dụng than sinh học xử lý chất thải
Than sinh học chủ yếu dùng phân hủy kỵ khí tối ưu hóa trong vận hành cải thiện tính ổn định vốn có trong kỵ khí như sản xuất khí sinh học, metan, tăng khả năng đệm, giảm axit amin và tăng cường quần thể vi sinh vật. Với cấu trúc xốp, than sinh học trơ thành môi trường phát triển lý tưởng để VSV phát triển và cải thiện chức năng xử lý.
Sự ức chế amoanic và tích tụ axit phân hủy kỵ khí, than sinh học giúp tăng cường khả năng chống chịu trong hệ thống. Quá trình phân hủy và ức chế amoniac làm chất nền với sự tích tụ chất béo dễ bay hơi dẫn đến ức chế axit, giá trị pH thấp và giảm khả năng hình thành methanogen.
Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý phân hủy kỵ khí bằng bể biogass thu khí sinh học và bùn sinh học. Than sinh học được sử dụng hấp phụ các thành phần dinh dưỡng hoặc dùng cho cây trồng. Với mô hình vừa tạo ra điện và nhiệt không chỉ giảm chi phí xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng sinh khối, tăng cường sản xuất khí sinh học bền vững, thân thiện với môi trường cũng như mang lại nhiều lợi ích kinh tế.
Chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng lớn đối với nền kinh tế cả nước với mức phát thải khí nhà kính lớn. Với việc phát triển mô hình khí sinh học ở cấp độ vừa và nhỏ sẽ là giải pháp quan trọng đối với môi trường trong bối cảnh nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt và biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ.
Xem thêm bài viết về ứng dụng than sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi!