Vai trò xử lý nước của nấm, tảo và tuyến trùng
Đã kiểm duyệt nội dung
Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải thì nấm, tảo và tuyến trùng là những thực, sinh vật xuất hiện nhiều trong nước thải. Chúng có những vai trò tích cực/tiêu cực nhất định trong từng giai đoạn xử lý. Để hiểu rõ những loài này tồn tại trong nước thải với “sứ mệnh” gì, cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của nấm trong HTXLNT
Nấm là một nhóm thực vật không quang hợp gồm nấm men và nấm mốc. Nấm men sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất bia, làm bánh. Còn nấm mốc có dạng hình sợi tương tự như thực vật bậc cao có sự phát triển phân nhánh. Hầu hết nấm phát triển mạnh trong điều kiện ấm, nhiều đường, axit và hiếu khí.
Nấm có xu hướng cạnh tranh bất lợi với vi khuẩn vì cạnh tranh chất dinh dưỡng khi chuyển hóa nhiều hợp chất hữu cơ. Vì thế số lượng của chúng giảm trừ khi pH thấp vì điều kiện axit tạo điều kiện để nấm phát triển. Nhiều loại nấm gây phiền toái trong các quy trình xử lý nước thải sinh học vì bản chất dạng sợi của chúng cản trở quá trình lắng của bông cặn trong bể keo tụ và lắng.
Theo nghiên cứu nấm cũng là thành phần của bùn hoạt tính. Một số ít loại nấm như Sphaerotilus Natans còn có khả năng oxy hóa ammonia thành nitrit và nitrat. Ngoài khả năng khử chất hữu cơ, nhiều loại nấm sợi còn loại bỏ các nguồn cacbon, chất dinh dưỡng trong nguồn thải.
Bên cạnh đó, nấm sợi còn dễ hấp thụ chất rắn lơ lửng để tạo ra năng lượng và cung cấp thức ăn cho VSV. Nhiều loại nấm còn tiết ra enzyme để xử lý chất nền trong các giai đoạn XLNT.
Vai trò của tảo trong HTXLNT
Tảo là sinh vật sống ở tất cả nguồn thủy vực. Trong nước thải, tảo tham gia vào quá trình lọc nhỏ giọt và liên kết ổn định. Các ao ổn định còn sử dụng tảo để XLNT. Điểm khác biệt của tảo là chúng sử dụng quá trình quang hợp để tạo ra năng lượng thông qua chất diệp lục.
Đóng vai trò quang trọng, tảo còn tham gia vào quá trình thanh lọc nước thải vì chúng tích lũy chất dinh dưỡng, kim loại nặng, chất độc hại, vô cơ. Với chức năng quan trọng này, người ta tăng cường ứng dụng tảo để làm sạch nguồn thải.
Đối với ao/hồ ổn định, chỉ cần lắp đặt thiết bị sục khí để tăng cường sự phát triển của tảo. Hiệu quả xử lý của tảo là xử lý lượng lớn BOD, nito và photpho. Nhờ phương pháp này mà chi phí xây dựng và năng lượng giảm đáng kể so với các vùng đất ngập nước.
Được biết tảo có khả năng loại bỏ 513 tấn CO2 và tạo ra 100 tấn sinh khối mỗi năm. Tảo còn sản xuất nhiên liệu tái tạo như diesel sinh học và hydro. Trong quá trình loại bỏ CO2, tảo chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như vitamin, khoáng chất, protein nên có thể bù đắp chi phí.
Ngày nay, người ta ứng dụng vi tảo để xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi. Chúng xử lý tốt nhiều hợp chất độc hại như các ion As, Br, Cd, Pb, Sc và Sn. Như vậy dù tảo hay vi tảo rất tích hợp để XLNT ô nhiễm vừa giảm thiểu khí CO2 vừa hiệu quả về kinh tế giảm chi phí và thân thiện với môi trường.
Vai trò của tuyến trùng trong HTXLNT
Tuyến trùng sống phổ biến trong hệ sinh thái tự nhiên, là động vật thủy sinh nên chúng thích nghi tốt với nước mặn, lợ và cả nước thải. Chúng xuất hiện phổ biến trong các HTXLNT hiếu khí, bộ lọc cát và xử lý thứ cấp. Với mật độ vừa phải, tuyến trùng tham gia vào các giai đoạn xử lý khi trực tiếp loại bỏ nhiều cặn bẩn.
Tuyến trùng chỉ gây hại cho chất lượng nước khi trứng của chúng chuyển thành ấu trùng. Trong nước thải, trứng của chúng tồn tại từ 1 – 2 tháng. Trứng tuyến trùng bị vô hiệu hóa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Trong XLNT, trứng của chúng được loại bỏ thông qua các phương pháp lắng, lọc và keo tụ.
Quý KH cần tư vấn các dịch vụ như thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo trì hay cải tạo hệ thống xlnt thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 hoặc truy cập website: moitruonghopnhat.com để được tư vấn miễn phí nhé!