Vai trò xử lý nước thải của vi khuẩn Bacillus
Đã kiểm duyệt nội dung
Bacillus là loại VSV xử lý nước thải rất hiệu quả khi giúp phân hủy nhanh hợp chất hữu cơ, ức chế nhóm sinh vật gây hại, tham gia vào quá trình amoni hóa,… cũng như tiết ra nhiều enzym xử lý bùn dư. Do đó việc sử dụng vi khuẩn này sẽ giảm chi phí vận hành và thời gian xử lý, hiệu suất xử lý cũng được cải thiện đáng kể.
Đặc điểm của vi khuẩn Bacillus
Đây là loại vi khuẩn kỵ khí tùy nghi hoạt động trong môi trường có hoặc không có oxy. Với phương pháp ứng dụng Bacillus để xử lý nước thải này có thể làm sạch các chất ô nhiễm với nguồn oxy có nồng độ thấp. Vì thế mà yêu cầu sục khí thấp hơn nên giảm được chi phí điện năng đáng kể.
Vai trò của vi khuẩn Bacillus
- Làm ổn định pH, trung hòa độc tố.
- Tiêu thụ chất hữu cơ dư thừa, giảm lượng amoni, sunfit và nitrit trong nước.
- Nâng cao chất lượng nước, giảm hàm lượng chất hữu cơ và giảm khí độc trong nước.
Phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ
Khi thêm các chất hoạt hóa như silic, sắt và magiê sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn Bacillus. Điều này giúp quá trình thanh lọc nước thải dần ổn định hơn. Bacillus tiết ra enzym phân hủy protein, cacbohydrat và nhiều thành phần bùn khác.
- Phương pháp sinh học xử lý nước thải này rất dễ thích nghi với môi trường và sử dụng chất hữu cơ và vô cơ làm nguồn thức ăn để phát triển quần thể sinh vật mới.
- Enayme protease là chất tiết ra từ vi khuẩn Bacillus giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ và thủy phân chất phức hợp.
- Enzym cenllulase chuyển cellulose thành đường và trở thành nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan để vsv sử dụng.
Với những đặc trưng này, vi khuẩn Bacillus trong hệ thống xử lý nước thải sinh học không chỉ phân hủy nhanh chất ô nhiễm mà còn làm sạch nguồn nước tốt hơn so với các phương pháp thông thường khác.
Tham gia quá trình amon hóa, nitrit và nitrat hóa
- Trong môi trường hiếu khí kích thích việc amon hóa protein thành hợp chất chứa nito và giải phóng NH3. Lúc này, vi khuẩn Bacillus sử dụng trực tiếp hợp chất chứa nito như acid amin, pepton và polypeptid.
- Trong môi trường kỵ khí, Bacillus thực hiện quá trình khử nitrit, khử nitrat để tách oxy và oxy hóa chất hữu cơ. Khí Nito thoát ra ngoài và đồng thời hàm lượng BOD cũng giảm.
Tiết kháng sinh ức chế nhiều VSV gây hại
Kháng sinh từ vi khuẩn này có tác dụng tiêu diệt và ức chế những tác động của VSV gây hại để cạnh tranh nguồn dinh dưỡng trong nước. Những chất này chủ yếu tiết ra từ ruột lên trên bề mặt vật chủ hoặc môi trường. Đa phần các chất kháng sinh này hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tăng cường hệ miễn dịch cho môi trường.
Khử khí H2S và nhiều chất độc khác
Xử lý kỵ khí vốn dĩ là quá trình oxy hóa chất hữu cơ phân hủy chậm và không hoàn toàn nên tích lũy nhiều axit hữu cơ, rượu và H2S. Với khả năng thích nghi cao, vi khuẩn Bacillus tiết ra nhiều enzym đặc hiệu để phân giải các chất diễn ra nhanh hơn nên giúp giảm hàm lượng khí H2S và nhiều chất độc tích tụ khác.
Giảm lượng bùn và khử mùi
Vi khuẩn Bacillus giúp giảm bớt lượng bùn dư thừa phụ thuộc nhiều vào loại enzym do nó tiết ra. Độ keo tụ và kết dính khá cao nên nó cải thiện độ lắng cho bùn.
Hình thành sinh khối dưới dạng biofloc và probiotic
Sau khi Bacillus phát triển thành quần thể lớn, chúng sẽ tiết ra chất kết dính gelatin giúp gắn kết giá thể trong môi trường. Gelatin giúp bám dính phân tử hữu cơ hòa tan với nhau và hình thành mảng thức ăn lớn. Sinh khối Bacillus và mảng bám hữu cơ trở thành nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài sinh vật trong nước. Nhờ vậy mà hệ sinh thái ngày càng đa dạng, ổn định màu nước và đảm bảo chất lượng nước sau xử lý.
Để biết thêm các thông tin chi tiết về các cách xử lý nước thải, Quý khách hàng có thể liên hệ ngay tới Công ty môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ!