Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Indonesia
Đã kiểm duyệt nội dung
So với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,… thì Indonesia cũng là một trong những nước có mức độ ô nhiễm nhất thế giới. Theo đó, nước này có hơn 230.000 người chết do ô nhiễm không khí, nguồn nước và nhiều vấn đề ô nhiễm khác.
Mặc dù chính quyền Indonesia thường xuyên tuyên truyền, gia tăng ý thức cũng như khuyến khích các nhà máy, doanh nghiệp tăng cường công tác xử lý nước thải, xử lý khí thải và xử lý rác thải nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa thuyên giảm. Điểm qua một vài yếu tố gây ô nhiễm ở Indonesia nhé!
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Đánh bại con sông Hằng ở Ấn Độ, sông Citarum ở Indonesia cũng ô nhiễm chẳng kém. Con sông được xem là nguồn sống đối với 28 triệu dân ở Tây Java nhưng thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở đây mới đáng chú ý.
Sông Citarum là nguồn nước sinh hoạt của hàng chục hộ dân và cung cấp nước cho những cánh đồng bậc thang gần đó. Giờ đây, nước của sông này lại trở thành con sông ô nhiễm nhất thế giới chỉ đứng sau sông Hằng. Vì nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt cùng rác thải đổ trực tiếp ra con sông khiến tình trạng ô nhiễm này diễn ra trong thời gian dài.
Ước tính có 1.000 nhà máy dọc sông Citarum xả thải vào sông, nhất là các nhà máy dệt nhuộm. Nước sông cũng vì thế thay đổi màu sắc: lúc thì màu trắng, màu đen, vàng đỏ hoặc màu xanh. Nước sông cung cấp cho việc sinh hoạt đối với thủ đô Jakarta, tưới tiêu cho 400.000 ha đất nông nghiệp và là nguồn nước dồi dào cho nhiều trang trại thủy sản, các công trình thủy điện. Tuy nhiên Citarum giống như bãi rác di động, chứa nhiều chất độc hại do nhà máy thải ra, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp cũng chảy thẳng ra sông.
Mặc dù nước sông bị ô nhiễm, nhưng người dân vẫn dùng nước sông để tắm giặt, nấu ăn, cung cấp nước cho quá trình sản xuất, mặc dù các nhà máy dọc sông Citarum thải ra khoảng 280 tấn chất thải hóa học nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý nước thải ô nhiễm.
Được biết vì thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị nên công tác bảo vệ môi trường chưa đảm bảo đạt hiệu quả cao. Vì thế cơ quan chức năng đang nỗ lực kiểm tra và giám sát các hoạt động các nhà máy dọc con sông Citarum. Dự kiến đến năm 2025, chính quyền Indonesia quyết tâm làm sạch sông Citarum.
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
Trận cháy rừng vừa qua ở Indonesia không chỉ riêng nước này mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia lân cận khác như Malaysia và Singapore chìm trong bụi mù. Với hơn 3.600 đám cháy rừng xảy ra thường xuyên khiến bụi mịn PM2.5 luôn ở mức cao. Bụi PM2.5 có kích thước siêu nhỏ.
Chúng hình thành từ cacbon, nito và nhiều hợp chất kim loại khác. Khi xâm nhập vào cơ thể, PM2.5 xâm nhập vào phổi, gây khó thở nên nhiều người thường mắc phải các bệnh liên quan đến bệnh phổi, hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Vì chất lượng không khí không được đảm bảo nên 138 trường học ở bang Selangor và 56 trường bang Port Dickson phải đóng cửa.
Ngoài cháy rừng, thành phố Jakarta (Indonesia) gặp phải vấn đề ô nhiễm không khí do than đá. Hầu hết lượng điện năng ở đây bắt nguồn từ than đá. Hàng loạt nhà nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá ra đời khiến nhiều người phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn tránh xa những khu vực này. Vì sự hoạt động liên tục từ các nhà mà máy nhiệt điện ở Indonesia đã khiến 65.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh liên quan đến đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi cùng các bệnh về đường hô hấp.
Nguyên nhân là do các nhà máy nhiệt điện thải ra hàm lượng lớn khí SO2 và NOx. Tuy nhiên những chất này lại cao gấp 5 – 10 lần so với các nước khác như Mỹ hoặc các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu. Vì những vấn đề nghiêm trọng mà ngành nhiệt điện than gây ra, chính phủ nước này đã ra lệnh cấm khai thác than đá. Điều này sẽ giúp Indonesia phát triển theo hướng xanh hơn trong tương lai. Ngoài ra nhiều giải pháp BVMT giúp thúc đẩy sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới, thân thiện hơn với môi trường tự nhiên.
Vấn đề ô nhiễm do rác thải nhựa
Rác thải nhựa cần đến hàng chục năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Trong quá trình này chúng sẽ phân rã thành các hạt vi nhựa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và sức khỏe con người. Quốc gia này tiêu thụ khoảng 64 tấn rác thải mỗi năm, trong đó có đến 3,2 tấn rác đi đổ ra sông, biển.
Có hơn 80% rác thải nhựa phát sinh từ đất liền đã và đang đe dọa đến sức khỏe, môi trường đại dương, an toàn thực phẩm, sức khỏe con người và du lịch biển, nghiêm trọng hơn làm biến đổi khí hậu. Trong thống kê mới nhất thì có đến 8 triệu tấn chất thải tuôn thẳng vào đại dương, không có biện pháp xử lý môi trường kịp thời thì mức độ ô nhiễm này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.