Vấn đề sửa đổi, bổ sung mới về luật BVMT
Đã kiểm duyệt nội dung
Dự thảo Luật BVMT sửa đổi có 16 chương, 192 điều với 13 nhóm chính sách có nhiều thay đổi, bổ sung những quy định thiếu hoặc còn nhiều hạn chế trong quá trình quản lý tiến trình dự án từ khi bắt đầu đến khi hoạt động và khi dự án kết thúc.
Cần nâng cao tính khả thi
Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập và gây nhiều tranh cãi giữa doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. Phải quy định đánh giá sơ bộ về lập đtm để sàng lọc dự án, tránh gây lãng phí nguồn lực cho nhà đầu tư. Liên quan đến quy định ĐTM, phải thực hiện trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi. Nhưng thực tế, doanh nghiệp thực hiện chưa phù hợp với thực tế cần quy định ĐTM trước thời điểm cấp giấy phép xây dựng là phù hợp nhất.
Bộ Công thương cho biết vì hệ thống chính sách thay đổi liên tục nên việc triển khai thực hiện ĐTM và các thủ tục còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Hàng loạt khái niệm mới ra đời nhưng nội dung và bản chất lại không hề thay đổi. Do đó cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các quy định để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và ổn định của hệ thống pháp luật.
13 nhóm chính sách của Dự thảo Luật BVMT sửa đổi
Nhóm chính sách về tiêu chí sàng lọc dự án đầu tư
Sửa đổi, bổ sung quy định về chiến lược BVMT quốc gia, quy hoạch, phân vùng môi trường, thu hẹp đối tượng thực hiện báo cáo ĐTM,… định hướng sàng lọc dự án đầu tư phát triển phù hợp với mục tiêu BVMT.
Nhóm chính sách về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
- Đối với ĐCM: điều chỉnh, thu hẹp và bổ sung đối tượng lập ĐCM; thẩm định báo cáo ĐCM phải lồng ghép với thẩm định, thẩm tra dự án luật, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược để đảm bảo tính thống nhất.
- Đối với ĐTM: Dự án chỉ thực hiện thủ tục hành chính về môi trường thuộc các trường hợp như chỉ thực hiện ĐTM, phải thực hiện ĐTM và GPMT, chỉ thực hiện GPMT và không phải thực hiện ĐTM và GPMT.
Nhóm chính sách về giấy phép môi trường, đăng ký môi trường
Các giấy phép môi trường hiện hành được gộp thành một GPMT duy nhất. Đối tượng thực hiện là dự án, cơ sở phát sinh nguồn thải lớn, có nguy cơ ô nhiễm cao.
Nhóm chính sách về quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải
Bổ sung quy định phân loại tại nguồn, thay đổi phương thức vận chuyển và chi phí thu gom, xử lý nước thải, chất thải,... Bổ sung công nghệ thân thiện với môi trường. Quy định cơ chế quản lý linh hoạt, giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần, khó phân hủy.
Nhóm chính sách về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường
Dự thảo đưa ra các quy định cụ thể về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nguyên tắc áp dụng quy chuẩn đối với khu vực không còn khả năng duy trì BVMT, khu vực mất khả năng tiếp nhận chất thải và khu vực bị ô nhiễm.
Nhóm chính sách về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước và việc phân công thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung và trách nhiệm BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo từng ngành/lĩnh vực và BVMT khu đô thị, khu dân cư, nơi công cộng, hộ gia đình, nông thôn.
Nhóm chính sách về công cụ kinh tế và nguồn lực BVMT
Bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật về BVMT, chính sách phát triển kinh tế với các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, phát triển ngành công nghiệp môi trường,…
Nhóm chính sách về quản lý chất lượng môi trường
Quy định cơ chế, chính sách cải thiện và bảo vệ chất lượng cũng như xử lý môi trường như loại bỏ phương tiện giao thông gây ô nhiễm, phân luồng giao thông cá nhân. Đồng thời các dự án gây suy giảm tài nguyên, khai thác tài nguyên và gây ô nhiễm, làm biến đổi môi trường phải ký quỹ môi trường.
Nhóm chính sách về quản lý cảnh quan thiên nhiên
Ngăn chặn nguy cơ mất cân bằng sinh thái, suy giảm giá trị cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học từ tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nhóm chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu
Quy định các nội dung giảm phát thải khí nhà kính, quy định thuế cacbon, lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào quy hoạch.
Nhóm chính sách về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường
Bổ sung quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và phân loại sự cố với trách nhiệm của cơ quan quản lý cùng các biện pháp phù hợp. Các quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.
Nhóm chính sách về quan trắc, thông tin, CSDL và báo cáo môi trường
Tiếp tục hoàn thiện quy định về quan trắc chất thải tự động, liên tục tại doanh nghiệp; giám sát thông số đặc thù theo tính chất của nguồn thải. Bộ TNMT thiết lập cơ sở dữ liệu môi trường tích hợp trong hệ thống thông tin môi trường. Hoàn thiện quy định về báo cáo công tác BVMT của nhà nước và doanh nghiệp.
Xem thêm một số bài viết về dịch vụ tư vấn luật môi trường!