Vấn đề tồn đọng tại khu xử lý rác Nam Sơn
Đã kiểm duyệt nội dung
Bãi rác Nam Sơn bị người dân chặn đường vào là sự kiện được đặc biệt quan tâm trong suốt nhiều ngày qua. Vì sao lại xảy ra tình trạng này? Những vướng mắc còn tồn đọng tại khu xử lý chất thải này?
Người dân tập trung chặn các cổng vào bãi rác Nam Sơn
Theo ghi nhận, người dân tại xã Hồng Kỳ và xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn bắt đầu tập trung từ tối ngày 12/7 vừa qua để chặn các lối vào bãi rác Nam Sơn. Nhận định về vấn đề này, chủ tịnh UBND thành phố Hà Nội cho rằng, người dân chặn xe vào khu xử lý rác chủ yếu do chính sách đền bù cho các hộ dân phải di dời.
Theo chính sách quy hoạch trước đó của thành phố thì trên 2.000 hộ dân nằm xung quanh khu xử lý rác Nam Sơn ở bán kính 500m phải di dời, tái định cư để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ bãi rác. Tổng diện tích nằm trong diện quy hoạch khoảng 396 ha (đã bao gồm diện tích đất để ở và canh tác nông nghiệp).
Tuy nhiên, việc chậm thực hiện các chính sách đã được cam kết trước đó từ UBND thành phố khiến người dân bức xúc và dẫn đến tình trạng này. Những vướng mắc chính được xác định là do các quá trình xác định vị trí – diện tích đất nằm trong diện phải di dời và được bồi thường cho người dân tại đây.
Trước đó trong năm 2019, tình trạng này cũng diễn ra 3 lần với các hình thức tương tự. UBND thành phố đã nhiều lần ban hành công văn để yêu cầu huyện Sóc Sơn nhanh chóng xác định rõ các vấn đề này và đề xuất phương án triệt để nhất.
Người dân sống chung với ô nhiễm từ bãi rác Nam Sơn
Được xây dựng từ năm 1999, khu xử lý chất thải Nam Sơn có diện tích hơn 157 ha nằm trên địa bàn của 3 xã Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Nam Sơn,…với công suất xử lý đạt 5.000 tấn mỗi ngày. Khu liên hiệp Nam Sơn cũng được kỳ vọng để xử lý trên 75% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày của thủ đô Hà Nội.
Thế nhưng trên thực tế, các khu chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn đa phần được áp dụng những công nghệ cũ dẫn đến hiệu suất xử lý chưa cao và tình trạng ứ đọng rác thải kéo dài khiến nước thải rỉ rác phát sinh gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. Ước tính sẽ phát sinh 1m3 rác thải sẽ phát sinh khoảng 1.2 m3 nước thải rỉ rác.
Trong năm 2019, đỉnh điểm đã tồn đọng trên 150.000 m3 nước thải rỉ rác. Dưới tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài và mưa lũ tại thủ đô thì nguồn nước thải này bốc mùi hôi thối, rò rỉ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt và sức khỏe người dân.
UBND thành phố Hà Nội mới đây nhất đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để chấm dứt triệt để vấn đề này. Áp dụng các phương pháp, giải pháp công nghệ để xử lý môi trường an toàn với hệ sinh thái và sức khỏe người dân.