Vấn Đề Trong Quan Trắc Môi Trường Lao Động
Đã kiểm duyệt nội dung
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, tần suất quan trắc và trách nhiệm của người sử dụng động được quy định như thế nào? Những vấn đề nào mà doanh nghiệp thường thắc mắc về quan trắc môi trường lao động? Để hiểu rõ những thắc mắc này cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Vì sao phải quan trắc môi trường lao động?
Khi doanh nghiệp định kỳ quan trắc môi trường sẽ giúp bổ sung đầy đủ thông số trong hồ sơ môi trường lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe bệnh nghề nghiệp. Việc đo kiểm môi trường lao động không thể thiếu đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp giúp thu thập, phân tích, đánh giá số liệu các yếu tố, thành phần nguy hại tại nơi làm việc.
Bằng cách phát hiện kịp thời những yếu tố nguy hại giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc giảm thiểu tác động đến sức khỏe, giảm tai nạn, nâng cao cũng như cải thiện điều kiện, môi trường làm việc đảm bảo chất lượng nhất.
Người sử dụng lao động làm gì để quan trắc?
Đầu tiên, người sử dụng lao động phải cập nhật thường xuyên hồ sơ vệ sinh lao động để thu thập yếu tố có hại sau khi tiến hành các hoạt động quan trắc. Trường hợp dự án có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có phát sinh yếu tố nguy hại cũng phải cập nhật trong hồ sơ lao động. Tần suất để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ 1 lần/năm.
Người sử dụng lao động cũng phải tổ chức đánh giá kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. Cần phối hợp với đơn vị tư vấn để đưa ra biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động an toàn, đưa ra biện phải bảo vệ sức khỏe người lao động, xử lý yếu tố nguy hiểm, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Đo kiểm môi trường lao động theo quy trình nào?
Quá trình quan trắc rất cần thiết phải đảm bảo việc sử dụng máy móc, thiết bị quan trắc được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định. Tổ chức quan trắc phải thực hiện đúng, đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động, kết quả phải đảm bảo độ chính xác.
Nếu kết quả quan trắc không đảm bảo thì cần triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm tải yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Cần tổ chức thường xuyên việc khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại nơi có điều kiện không đảm bảo.
Quy trình đánh giá môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm?
Dựa vào quy định tại Điều 18 của Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về kiểm soát thành phần độc hại bao gồm những công việc dưới đây:
- Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để đưa ra biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi chứa các thành nguy hiểm.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng tổ chức quan trắc để đánh giá ít nhất 1 lần/năm. Đơn vị tổ chức quan trắc phải đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực.
- Thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố theo quy định của pháp luật nếu phát sinh nhiều yếu tố nguy hại.
- Đánh giá yếu tố có hại, kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm, thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc, cung cấp thông tin tổ chức cho cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu và đề xuất biện pháp khắc phục, các yếu tố có hại tại nơi làm việc.
Cần hỗ trợ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Với kinh nghiệm và thế mạnh về đội ngũ tư vấn am hiểu chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp doạnh nghiệp thực hiện thủ tục hồ sơ nhanh chóng, đơn giản và chất lượng nhất.