Vấn đề xử lý nước thải ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đã kiểm duyệt nội dung
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng nền khí hậu thiên nhiên trù phú, điều kiện khí hậu thuận lợi với cấu tạo địa hình, địa chấn trở thành vùng cây trái miệt vườn dồi dào, lượng nông sản lớn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả người dân trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường khu vực lân cận.
Thế nhưng, thực trạng về vấn đề xử lý nước thải ở ĐBSCL lại chính là rào cản lớn nhất làm gián đoạn tiến trình phát triển nền kinh tế - xã hội ở đây. Những bất cập lớn liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường không tạo nên sức ép về sự quản lý từ các cơ quan môi trường mà còn tạo áp lực trong việc nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
ĐBSCL và những điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế
ĐBSCL có nguồn cá, tôm dồi dào, là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng về loài và phong phú về chủng loại mang đến những điều kiện thuận lợi phát triển đối với tài nguyên đất.
Hơn hết, nhờ những yếu tố lớn về điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn nước nên ĐBSCL trở thành khu vực sản xuất nông nghiệp đứng đầu cả nước, đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực, bao gồm 90% lượng gạo xuất khẩu; chiếm 65% thủy – hải sản và 75% sản lượng hoa quả của cả nước.
ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mekong là nơi tiếp nhận tất cả nguồn nước đổ về, chưa kể lượng nước mưa sau đó mới đổ ra biển Đông. Nhờ nguồn nước cung cấp dồi dào, lượng phù sa lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi biến ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm về phát triển kinh tế.
Tác động của một số ngành đến môi trường
ĐBSCL dần có những chính sách phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định nhờ quá trình tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chính vấn đề này lại khiến cho môi trường trở nên xấu hơn.
Việc đẩy mạnh các hình thức thâm canh, tăng vụ sản xuất, mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản, tăng số lượng ngành chăn nuôi khiến dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, chất hữu cơ lâu dần thấm sâu vào đất. Tuy nhiên thì song song với đó, công tác xử lý môi trường cũng cần đẩy mạnh tránh những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Ngành trồng trọt
Cụ thể ngành trồng trọt sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV vượt quá chỉ tiêu cho phép. Theo điều tra có đến 1.790 tấn thuốc diệt ốc sên, 210 thuốc diệt cỏ, 1.224 tấn thuốc trừ sâu và 4.245 tấn thuốc diệt nấm sử dụng chủ yếu cho quá trình sản xuất lua nhưng dư lượng các loại hóa chất này mới đáng quan tâm.
Theo đó, 2 tỉnh gồm An Giang và Kiên Giang trở thành khu vực sản xuất lúa lớn nhất ĐBSCL thế nhưng lượng phân bón ở đây sử dụng đến 20 – 30% so với mức được khuyến nghị. Theo dòng chảy, nước tự nhiên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các dư lượng hóa chất và dần bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Để tối đa sản lượng lương thực, người dân bắt đầu sản xuất 3 vụ lúa/năm phục vụ lương thực cho khu vực và nhu cầu xuất khẩu sang thị trường các nước khu vực. Theo tính toán, hằng năm có đến 25 triệu tấn lúa/năm, bởi thế mà đồng ruộng phải hứng chịu hàng triệu tấn hóa chất độc hại dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
ĐBSCL có khoảng 3 triệu ha, nguồn nước tưới cây chủ yếu vẫn sử dụng từ nguồn nước ngọt trên kênh, sông, rạch từ sông Mekong hoặc sử dụng nước mưa. Vì nhu cầu mùa vụ tăng cao vì thế nguồn nước cũng vì thế mà lưu lượng sử dụng cũng tăng lên đáng kể.
Ngành nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL kể cả khu vực nước mặn và nước ngọt khoảng hơn 685.800 ha, sản lượng hàng năm khoảng 1 triệu tấn. Hệ thống canh tác nuôi trồng ngày càng tăng, nhiều trang trại với quy mô diện tích khác nhau mang lại nguồn lợi kinh tế cho hàng nghìn hộ dân. Riêng tại khu vực An Giang có đến 102 cơ sở nuôi trồng thủy sản và phát sinh đến 1.000 – 70.000 m3/năm.
Toàn vùng có đến 37 khu công nghiệp, trải dài khắp 12 tỉnh nằm dọc theo tuyến sông Hậu và sông Tiền. Chủ yếu vẫn là chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy chiếm tỷ lệ khá cao với khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chiếm 89%, với 17 KCN đã có HTXLNT tập trung, nhưng số KCN còn lại vẫn chưa có biện pháp XLNT phù hợp hoặc xử lý chưa đạt chuẩn vẫn đổ thẳng ra môi trường.
Với các ao nuôi công nghiệp chứa đến 45% nitrogen và 22% các chất hữu cơ khác, chung gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước phát sinh nguồn tảo độc đối với lượng thủy sản nuôi trồng. Các vùng nuôi tôm ven khu vực ĐBSCL tiếp nhận nguồn phù sa chiếm đến 200 – 888 mg/l, chất thải rắn này theo thời gian lắng xuống đáy bể tạo nên cần được xử lý kịp thời để xử lý chất thải ô nhiễm tránh ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi.
Bên cạnh đó, ngành chế biến thủy sản cũng phát triển không kém với hàng trăm công ty, nhà máy khác nhau. Nước thải từ giai đoạn này phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm và nước thải từ nhà xưởng, nhà vệ sinh, nước rửa máy móc, thiết bị. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy các chỉ tiêu BOD, COD, Coliform, H2S, NH4, phèn sắt,…Xử lý nước thải thủy sản đòi hỏi phải cần thời gian và nguồn chi phí không nhỏ. Để tiết kiệm thời gian, người dân cần xử lý sơ bộ trước khi thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.