Vấn nạn ô nhiễm môi trường tại TP.HCM
Đã kiểm duyệt nội dung
Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh hàng đầu của cả nước, sự phát triển đa dạng của các ngành nghề sản xuất qua nhiều mô hình khác nhau như: cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tiểu thủ công,…Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế chung, TP. HCM cũng giống như thủ đô Hà Nội đang đứng trước những thách thức lớn từ nạn ô nhiễm môi trường. Đặt ra những thách thức lớn trong công tác xử lý môi trường tại đây.
HCM và vấn nạn ô nhiễm môi trường
Theo những con số thống kê qua ứng dụng AirVisual thì sau đại dịch Covid-19, chỉ số chất lượng không khí tại Hồ Chí Minh luôn biến động và không ổn định sau khi hoạt động sản xuất công nghiệp được phép hoạt động trở lại.
Ứng dụng AirVisual ghi nhận tại 30 điểm quan trắc trên toàn thành phố đã có những thời điểm mà 19 trạm quan trắc đồng loạt cho kết quả không khí ô nhiễm, tại các điểm quan trắc gần các khu công nghiệp thậm chí còn cho kết quả chỉ số chất lượng không khí nằm ở ngưỡng nguy hại với tất cả người dân.
Không chỉ có không khí bị ô nhiễm, các hoạt động sản xuất từ một số đơn vị - doanh nghiệp trên địa bàn còn ngang nhiên xả nước thải ô nhiễm vào hệ thống thoát nước chung của thành phố gây ra một số hiện tượng như: cá chết trắng sông; nước ngả màu đen, bốc mùi hôi thối,….ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và hệ thủy sinh vật.
Một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại HCM trong thời gian qua có thể kể đến như: kênh Ba Bò; sông Sài Gòn; ngã tư An Sương, Quận 2; ngã 6 Gò Vấp;….
Nguồn phát thải gây ô nhiễm tại TP. HCM
Qua nhiều cuộc khảo sát, kiểm tra thực tế thì cơ quan chức năng đã phần nào đó xác định được nguyên nhân chính dẫn đễn vấn nạn ô nhiễm trên địa bàn thành phố. Phần lớn các nguồn phát thải gây ô nhiễm đến từ một số cơ sở sản xuất công nghiệp, các làng nghề truyền thống, một số KCN – CCN,…
Các hành vi vi phạm xả thải liên quan đến việc xử lý nước thải xi mạ, xử lý nước thải mực in, phòng khám hay nhà hàng khách sạn,…khiến lưu lượng nước thải đổ ra hệ thống thoát nước chung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quá tải tại hầu hết các nhà máy xử lý nước thải tại HCM.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng nhận định rằng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông cũng là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí.
Để hạn chế tối đa các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường, UBND thành phố cũng đang kiến nghị và kêu gọi các nhà đầu tư để xây dựng và cải tạo, nâng cao công suất các hệ thống xử lý nước thải tại một số nhà máy.
Bên cạnh đó, để thực hiện theo chủ trương phát triển bền vững của Nhà nước thì UBND thành phố cũng sẽ tăng cường tuyên truyền một số công tác BVMT đồng thời cũng chủ động kiểm tra rà soát để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xả thải gây ô nhiễm tại 19 quận và 5 huyện trên khắp địa bàn thành phố.