Vật liệu dệt may tác động thế nào đến môi trường?
Đã kiểm duyệt nội dung
Các ngành dệt may đóng góp không nhỏ vào mức độ ô nhiễm môi trường, đặc biệt các vật liệu như vải acrylic, bông, polyester, da, lông thú. Vậy nguồn nguyên liệu này tác động như thế nào đến môi trường, cùng Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé.
Vải acrylic với môi trường
Vải Acrylic có thân thiện với môi trường không?
Câu trả lời là không. Vì sợi vải acrylic có tính kỵ nước nên để làm sạch nó người ta phải dùng rất nhiều nước. Ngoài ra, vải này còn gây hại cho môi trường vì giải phóng nhiều hạt vi nhựa. Chúng đóng góp đến 85% mảnh vụn chứa vi nhựa tràn vào bờ biển đại dương, thậm chí nước ngọt, nước mặn.
Tính dễ cháy khiến vải phát tán các đặc tính từ nhựa hoặc nhiên liệu hóa thạch được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Chưa kể quy trình sản xuất loại vải này tốn rất nhiều năng lượng và tỏa lượng nhiệt lớn không tốt cho môi trường.
Sợi acrylic được làm từ polyme polyacrylonitrile, vốn dĩ đó là chất lỏng không màu, dễ cháy tạo ra polypropylene. Tuy nhiên khi hít phải nhiều khí polyacrylonitrile sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc xyanua. Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và dầu thô gây ô nhiễm môi trường nếu sử dụng không đúng cách. Đây cũng là tác nhân gây biến đổi khí hậu, làm trái đất nóng dần lên.
Khi vứt quần áo làm từ vải acrylic thì thời gian phân hủy của chúng phải mất đến hàng trăm năm tại các bãi chôn lấp. Đồng thời acrylic còn phân hủy hóa chất độc hại, khí nhà kính tác động đến nguồn nước và sức khỏe cộng đồng. Thực tế nó cứng và bền nhưng sẽ mất nhiều thời gian để phân hủy hoàn toàn.
Xem thêm bài viết về Quy trình xử lý nước thải ngành dệt may!
Vải acrylic có tái chế và bền không?
Nhờ những tiến bộ của khoa học – công nghệ mà vải acrylic cũng được tái chế nhưng mức độ thực hiện thành công rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu do đặc tính khó phân hủy sinh học nên gây khó khăn cho quá trình tái chế.
Việc tạo ra vải acrylic phụ thuộc vào khối lượng nhiên liệu hóa thạch sử dụng. Khai thác quá mức nguồn nhiên liệu này lại dẫn đến suy thoái đất, ô nhiễm không khí, nước và khiến trái đất nóng dần lên.
Tất cả đều là sự lựa chọn không bền vững vì việc sản xuất vải cần nhiều năng lượng nên dẫn đến làm suy giảm chất lượng không khí hoặc ô nhiễm nước vì các sợi bị rửa trôi, yêu cầu sử dụng nhiều hóa chất độc hại.
Một số chất liệu không thân thiện với môi trường khác
Bông
- Khả năng phân hủy sinh học của nó nhanh hơn vải acrylic. Tuy nhiên để trồng loại cây này lại cần lượng lớn nguồn nước, quá trình canh tác đòi hỏi dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước.
- Ước tính có hàng chục người chết mỗi năm hoặc bị sảy thai vì tiếp xúc với hóa chất phun lên cây bông vải thông thường.
Polyester, nylon
- Chất tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ dầu mỏ, mà hợp chất này lại không thể tái tạo, làm biến đổi khí hậu.
- Chúng có nguồn gốc từ nhựa mà không cần đất để trồng trọt, dùng ít nước sản xuất nhưng khi chế biến lại ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Để tạo ra polyester, nylon, các nhà máy sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, điều này tạo ra nhiều bất lợi đối với môi trường và hệ sinh thái.
- Các sản phẩm có nguồn gốc polyester khi giặt sẽ giải phóng nguồn vi lượng vào hệ sinh thái biển, nước ngọt và nước ngầm.
Vật liệu có nguồn gốc động vật (len, lông thú và da)
- Ưu điểm của vật liệu trên dễ phân hủy sinh học một cách an toàn nhưng lại tạo ra nhiều tiêu cực trong quá trình sản xuất.
- Da phát thải khí metan lớn gây hiệu ứng nhà kính vì khi nguồn cung sản phẩm từ da tăng đòi hỏi ngành chăn nuôi cũng phát triển hơn. Điều này tốn nhiều nước, phá rừng để xây dựng trang trại chăn nuôi.
- Ngành thuộc da đóng góp rất nhiều đến hàm lượng crom phát thải trong môi trường, đó chính là chất độc gây ung thư, các bệnh về da cho con người.