Vật liệu poly hydrogel xử lý chất hữu cơ trong nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Giá thể chuyển động poly hydrogel (PVA gel) là vật liệu có nguồn gốc từ Nhật Bản được chứng minh có khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải. Hiệu quả của công nghệ mới này giúp quá trình vận hành hệ thống tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả xử lý các thành phần ô nhiễm.
Nếu ứng dụng thành công, PVA gel nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ, bắt kịp xu hướng trên thế giới và cải thiện chất lượng nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
1. Đặc trưng và vai trò xử lý nước của vật liệu poly hydrogel
Poly hydrogel (PVA gel) thường sử dụng để làm giá thể xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Ưu điểm của vật liệu này với khả năng tương thích sinh học cao, tăng hiệu quả cho hệ thống xử lý thông thường, hiệu quả kinh tế và khả năng phân hủy sinh học khi không còn giá trị sử dụng.
Khả năng xử lý PVA gel lần đầu tiên được chứng minh qua dự án chống quá tải cho bể aerotank. Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý chất hữu cơ lên đến 90% và chất lượng nước sau xử với hàm lượng COD khá thấp. PVA gel ứng dụng làm giá thể trong XLNT theo phương pháp sinh học.
Khi sử dụng PVA gel trong hệ thống sinh học hiếu khí giảm đến 38% diện tích xây dựng, giảm 20 chi phí vận hành và giảm 30% chi phí xử lý bùn. Hạn chế lớn nhất là giá thành vật liệu khá cao. Vì thế nếu PVA gel có giá thấp hơn sẽ là điều kiện để ứng dụng rộng rãi trong nguồn thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.
Nước thải từ các ngành sản xuất có lưu lượng thay đổi theo nguyên liệu thô và sản phẩm. Phần nước thải phát sinh chứa hàm lượng chất hữu cơ, BOD, COD, chất dinh dưỡng cao. Với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nhiều công nghệ xử lý nước thải đã được ứng dụng như xử lý sinh học, bể tuyển nổi, keo tụ -tạo bông để tách phân tử khó xử lý.
Từ những kết quả trên, PVA gel có thể tạo ra sự ổn định và nâng cao hiệu suất xử lý chất thải hữu cơ trong bể hiếu khí. Thế nhưng, việc áp dụng công nghệ này vào thực tiễn như tại các KCN, CCN lại không được triển khai rầm rộ vì các lý do liên quan đến khả năng tải, thông số vận hành.
Chẳng hạn trong nước thải chế biến thủy sản có nồng độ chất hữu cơ cao, chủ yếu là hợp chất dễ phân hủy sinh học với tỷ lệ amoni khá cao. Nên việc duy trì ổn định quá trình xử lý bằng bể aerotank gặp nhiều khó khăn vì thay đổi tải trọng hữu cơ thường xuyên.
2. Ưu điểm của vật liệu poly hydrogel xử lý nước thải hữu cơ
- Mật độ VSV xử lý cao hơn so với hệ thống xử lý bùn hoạt tính lơ lửng nên tải trọng hữu cơ trong bể chứa vật liệu poly hydrogel cao hơn.
- Với đặc điểm kích thước nhỏ hơn so với hệ thống hiếu khí nên tiết kiệm diện tích xây dựng đáng kể.
- Hệ thống dễ vận hành với hiệu quả xử lý cao.
- Vì mật độ VSV trong màng biofilm cao nên tải trọng hữu cơ cũng rất cao.
- Các hạt poly hydrogel đóng vai trò như giá thể vi sinh, cấu trúc mắt lưới để VSV thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển.
- Sử dụng PVA gel giúp tiết kiệm chi phí khi vận hành hệ thống chính thức vì hạt giá thể chỉ bổ sung 7 – 9 năm sau khi hoạt động.
- Công nghệ mới này luôn ổn định nên không mất quá nhiều chi phí trong việc tái khởi động lại hệ thống so với phương pháp bùn hoạt tính thông thường.
- Ít sinh ra bùn nên không mất quá nhiều chi phí để tuần hoàn bùn.
- Công nghệ mới có nhiều điểm cải tiến như ít sử dụng hóa chất, hệ thống hoạt động ổn định nên khó xảy ra hiện tượng shock tải.
Quý Khách hàng cần tư vấn bất kỳ dịch vụ xử lý nước thải nào khác thì hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí.